Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu thịt bò giảm do nhiều nước nhập khẩu như Nga, Mêhicô và Hàn Quốc giảm nhập khẩu, trong khi nhu cầu nhập khẩu thịt gà giảm là bởi nhập khẩu vào Nga giảm. Việc Nga hạn chế nhập khẩu và chính sách đánh thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch của nước này là nhằm khuyến khích ngành sản xuất thịt trong nước phát triển, để đạt mục tiêu trở thành nước xuất khẩu ròng mặt hàng này trong tương lai.
Sản lượng thịt bò và bê thế giới dự báo sẽ giảm 2% do nguồn cung gia súc giảm, chi phí đầu vào tăng và lợi nhuận giảm.
Nguồn cung gia súc ở Mỹ và Áchentina dự báo sẽ giảm xuống, kéo theo cung thịt bò giảm. Cung thịt bò ở Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1959. Tại Brazil, giết mổ thịt gia súc gia tăng trong mấy năm gần đây cũng làm giảm lượng cung, và đẩy giá tăng lên, làm hạn chế mức tăng tiêu thụ trong nước và cho xuất khẩu. Khủng hoảng tín dụng càng gây khó khăn thêm cho ngành này, khiến nhiều nhà kinh doanh sản phẩm thịt phải đóng cửa. Áchentina rơi vào tình trạng thiếu cung thức ăn chăn nuôi, nhiều diện tích đất trồng phải bỏ hoang do hạn hán, và sản lượng ngô giảm, khiến ngành chăn nuôi gia súc khó phát triển. Trong khi đó, tại Trung Quốc, chi phí đầu vào tăng, và lợi nhuận giảm ảnh hưởng xấu tới sản lượng. Bù lại một phần, tại EU và Canada, sản lượng gia súc tăng nhờ giá ngũ cốc chăn nuôi giảm và lượng giết mổ tăng lên.
Tiêu thụ thịt bò và thịt bê giảm ở hầu hết các nước, giảm mạnh taị Nga và Áchentina, do suy thoái kinh tế khiến người tiêu dùng chuyển sang những sản phẩm protein rẻ hơn (như thịt lợn hay thịt gia cầm) và những loại protein khác (như cá và protein thực vật). Việc người tiêu dùng giảm ăn uống ở nhà hàng do kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng tới thị trường này. Ví dụ tại Hàn Quốc, thịt bò thường được sử dụng nhiều tại các nhà hàng hơn là ở nhà. Kết quả điều tra mới đây cho thấy, do thu nhập giảm, người tiêu dùng giảm sử dụng loại thịt chất lượng cao này. Tiêu thụ ở Mêhicô và Hàn Quốc sẽ càng giảm hơn khi giá nhập khẩu tăng, do đồng nội tệ của họ giảm giá so với Đôla Mỹ.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ
Đơn vị tính: nghìn tấn (cân móc hàm)
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | ||
Sản lượng | ||||||
Brazil | 8.592 | 9.025 | 9.303 | 9.024 | 9.395 | 8.935 |
EU-27 | 8.090 | 8.150 | 8.188 | 8.100 | 8.170 | 8.200 |
Trung Quốc | 5.681 | 5.767 | 6.134 | 6.100 | 6.360 | 6.000 |
Argentina | 3.200 | 3.100 | 3.300 | 3.150 | 3.160 | 3.010 |
Ấn Độ | 2.250 | 2.375 | 2.413 | 2.470 | 2.790 | 2.475 |
Mexico | 2.125 | 2.175 | 2.207 | 2.225 | 2.293 | 2.230 |
Australia | 2.102 | 2.183 | 2.172 | 2.159 | 2.070 | 2.100 |
Canada | 1.523 | 1.391 | 1.279 | 1.285 | 1.260 | 1.340 |
Liên bang Nga | 1.525 | 1.430 | 1.370 | 1.315 | 1.300 | 1.275 |
Pakistan | 1.005 | 1.057 | 1.089 | 1.121 | 1.150 | 1.150 |
Các nước khác | 9.268 | 9.526 | 9.347 | 9.426 | 8.804 | 8.828 |
Các nước ngoài Mỹ | 45.361 | 46.179 | 46.802 | 46.375 | 46.752 | 45.543 |
Mỹ | 11.318 | 11.980 | 12.096 | 12.163 | 12.203 | 12.105 |
Tổng cộng | 56.679 | 58.159 | 58.898 | 58.538 | 58.955 | 57.648 |
Tiêu thụ nội địa | ||||||
EU-27 | 8.550 | 8.649 | 8.691 | 8.362 | 8.490 | 8.520 |
Brazil | 6.795 | 6.969 | 7.144 | 7.252 | 7.410 | 7.290 |
Trung Quốc | 5.614 | 5.692 | 6.065 | 6.062 | 6.324 | 5.968 |
Argentina | 2.451 | 2.553 | 2.771 | 2.733 | 2.684 | 2.614 |
Mexico | 2.428 | 2.519 | 2.568 | 2.591 | 2.685 | 2.538 |
Liên bang Nga | 2.492 | 2.361 | 2.392 | 2.441 | 2.318 | 2.338 |
Ấn Độ | 1.633 | 1.694 | 1.735 | 1.845 | 1.975 | 1.875 |
Nhật bản | 1.188 | 1.159 | 1.182 | 1.174 | 1.194 | 1.191 |
Pakistan | 1.009 | 1.090 | 1.108 | 1.128 | 1.166 | 1.155 |
Canada | 1.079 | 1.085 | 1.069 | 1.031 | 1.060 | 1.050 |
Các nước khác | 10.301 | 10.764 | 10.754 | 10.698 | 10.185 | 9.945 |
Các nước ngoài Mỹ | 43.540 | 44.535 | 45.479 | 45.317 | 45.491 | 44.484 |
Mỹ | 12.664 | 12.833 | 12.829 | 12.452 | 12.483 | 12.554 |
Tổng cộng | 56.204 | 57.368 | 58.308 | 57.769 | 57.974 | 57.038 |
(Vinanet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com