Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đánh thức tiềm năng thị trường bán lẻ

Đoàn xe bán hàng lưu động vận chuyển hàng về nông thôn, khu công nghiệp-Ảnh: Hồng Văn

Thị trường bán lẻ của Việt Nam được nhiều tổ chức nghiên cứu thị trường nước ngoài đánh giá có nhiều tiềm năng và "Tháng khuyến mại" chính là hành động tích cực giúp biến tiềm năng đó thành hiện thực.  

Đây là phát biểu của Phó chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng tại lễ phát động và khai mạc hội chợ "Tháng khuyến mại" sáng ngày 31-8 tại Trung tâm triển lãm và hội chợ Tân Bình. Theo bà Hồng, thành phố có 7 triệu dân cùng với 2 triệu khách vãng lai với khả năng mua sắm cao là cơ hội để các doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng này.

“Hiện tại thương mại và dịch vụ chiếm 52% GDP của thành phố và định hướng của thành phố là phát triển thương mại, dịch vụ. Do vậy, chương trình "Tháng khuyến mại" (bắt đầu từ năm 2005) là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng, còn người tiêu dùng thì có cơ hội mua hàng Việt Nam, thay đổi nhận thức về hàng Việt Nam”, bà Hồng nói.

Tính đến thời điểm khai mạc, chương trình đã có 476 doanh nghiệp đăng ký tham gia với gần 2.000 điểm bán hàng giảm giá ở siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại, chợ, khách sạn, ngân hàng… Bà Hồng cho biết số doanh nghiệp tham gia tăng gấp 3 lần còn số điểm khuyến mại tăng tới 10 lần so với năm ngoái.

Trong buổi lễ, Phó chủ tịch TPHCM Nguyễn Thị Hồng cùng Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã phát cờ hiệu lệnh cho đoàn xe bán hàng lưu động của hệ thống siêu thị Co.opmart và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn vận chuyển hàng đến bán tại khu công nghiệp Tân Tạo, mở đầu cho chương trình bán hàng lưu động ở 10 khu công nghiệp và 35 xã vùng xa của thành phố từ nay tới cuối tháng.

Lãnh đạo Bộ Công Thương và UBND TPHCM phát cờ hiệu lệnh cho đoàn xe bán hàng lưu động, đánh dấu khởi động chương trình Tháng khuyến mại-Ảnh: Hồng Văn

Đại diện hai doanh nghiệp này đều cho biết, sau "Tháng khuyến mại", sẽ tổ chức bán hàng lưu động thường xuyên ở khu công nghiệp, các xã, và có thể sẽ đầu tư xây dựng các điểm phân phối cố định ở những khu vực đông công nhân, nông dân có thu nhập thấp.

Sau khi đoàn xe bán hàng lưu động lăn bánh, lễ khai mạc hội chợ "Tháng khuyến mại" đã diễn ra với sự tham gia của 150 doanh nghiệp, 220 gian hàng. Hội chợ còn có khu vực trưng bày hàng giả, hàng nhái để người tiêu dùng so sánh, đối chiếu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, trong bài phát biểu của mình, cho rằng Tháng khuyến mại do TPHCM tổ chức là hành động thiết thực gắn kết với cuộc vận động của Bộ Chính trị về “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chương trình xúc tiến thương mại nội địa của Chính phủ ban hành đầu năm nay.

“Trong tình hình khó khăn hiện nay, kích thích tiêu dùng nội địa và thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt Nam là chiến lược cơ bản và lâu dài của ngành thương mại”, ông nói.

Thừa Thiên-Huế khai mạc tháng bán hàng khuyến mại

Ngày 31-8, Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên-Huế đã khai mạc chương trình “Tháng bán hàng khuyến mại" lần thứ 3-2009. chương trình kéo dài từ ngày 1-9 đến ngày 30-9.

Đây là hoạt động được tổ chức định kỳ trong 3 năm qua, nhằm giúp người tiêu dùng có cơ hội chọn lựa các loại hàng hóa, dịch vụ với giá cả phù hợp, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới.

Có 85 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia với trên 130 chương trình khuyến mãi trêb khắp địa bàn tỉnh với tổng giá trị trên 6,1 tỉ đồng. Khác với các năm trước, tháng bán hàng khuyến mãi lần này sẽ tập trung đẩy mạnh chương trình đưa hàng về nông thôn, sẽ có các phiên chợ bán hàng khuyến mãi do doanh nghịêp tổ chức tại các huyện.

Yến Linh

 

 

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

Bài thuộc chuyên đề: 01/01/2009 Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Bàn cách duy trì kim ngạch xuất khẩu
  • Việt Nam sẽ đạt mức xuất khẩu gạo kỷ lục
  • Đưa hàng về nông thôn: Không chỉ là bán dạo!
  • “Xuất khẩu biên mậu”
  • Giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi quay lại thị trường nội địa
  • Hàng Việt có giữ được vị trí ở Campuchia?
  • Việt Nam có thể phải nhập năng lượng
  • Sai lầm trong chính sách gạo của Thái Lan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo