Từ đầu tháng 8 trở lại đây, giá cả các sản phẩm thịt các loại và gia cầm tăng nhanh, trong đó rõ ràng nhất là thịt lợn và trứng gà. Dưới sự dẫn dắt của thịt lợn và trứng gà, trong nửa đầu tháng tám, giá cả nông sản phẩm trên cả nước Trung Quốc phổ biến tăng lên. Do giá cả tăng khá nhanh hai lần gần đây đều do giá các sản phẩm nông sản dẫn đầu tạo nên, thịt lợn, trứng gà tăng giá liên tiếp, rất có thể sẽ biến thành nguyên nhân lớn tạo ra lạm phát.
Các nhà kinh tế cảnh báo, ứng phó với việc tăng giá nhanh của thịt lợn, trứng gà gần đây trở nên mối quan tâm mật thiết, và kiến nghị Chính phủ đưa ra giải pháp hành chính thích hợp ổn định giá cả, đồng thời bảo đảm lợi ích của những người tiêu dùng.
Theo Bộ Nông nghiệp, giá bình quân thịt lợn trong cả nước Trung Quốc vào tuần thứ 2 của tháng 8 là 17,79 nhân dân tệ (NDT)/kg, tăng 3,3% so với tuần trước đó. Ngoài hai tỉnh, Hải Nam, Thanh Đảo, giá cả thịt lợn của các tỉnh khác đều tăng lên. Tính đến tuần thứ 2 của tháng 8, giá thịt lợn đã tăng lên 9 tuần liên tiếp, mức tăng luỹ kế là 15,8%.
Đồng thời, ngày 26 tháng 8, tin tức mới truyền đi từ thị trường Bắc Kinh - thị trường bán xỉ các sản phẩm nông sản lớn nhất Trung Quốc, giá trứng của thị trường này trong ngày đã lên tới 170 NDT/thùng, mức giá cao mới nhất. Đây là hình ảnh thu nhỏ của hiện tượng phổ biến trên toàn Trung Quốc. Theo thống kê của Công ty TNHH Kỹ thuật Nông sản Bắc Kinh, tại tuần thứ 3 (ngày 17-21) tháng 8, mức tăng giá bán trứng gà bình quân trên toàn Trung Quốc đến 14,82% so với cùng kỳ tháng trước đó.
Chịu sự lôi kéo của giá thịt lợn, trứng gà tăng lên liên tiếp, giá các sản phẩm súc sản khác cũng tăng theo. Trung tuần tháng 8, giá bình quân thịt bò là 32,67 NDT/KG, tăng 0,4% so với tuần trước đó; giá bình quân của thịt dê, cừu là 32,12 NDT/KG, tăng 0,2% so với tuần trước đó.
Giá các sản phẩm gia súc chăn nuôi tăng lên, lại kích thích sự leo thang của giá thức ăn chăn nuôi, tiến tới đẩy toàn bộ giá lương thực tăng lên. Giá bình quân thức ăn tổng hợp nuôi lợn toàn quốc trong tuần thứ 2 của tháng 8 tăng 0,4% so với tuần trước đó; giá ngô bình quân tăng 0,6% so với tuần trước đó, giá ngô tăng liên tiếp 25 tuần liền, mức tăng luỹ kế là 17%; giá bã đậu bình quân tăng 0,3% so với tuần trước đó.
Tình hình tăng giá này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá lương thực và rau xanh, một vòng tăng giá mới của các sản phẩm nông sản dường như đã đang đến. Theo thống kê của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã nêu, từ ngày 11 đến 20 tháng 8, trong giá cả của 15 sản phẩm nông sản chủ yếu của 50 thành phố lớn của Trung Quốc, đã có giá cả của 11 chủng loại sản phẩm nông sản tăng giá ở những mức độ khác nhau.
Do tỉ trọng của các thương phẩm thực phẩm chiếm 1/3 trong chỉ số giá cả tiêu dùng cư dân (CPI) của Trung Quốc, thịt lợn và trứng gà là thực phẩm chủ yếu trên bàn ăn của người Trung Quốc, giá cả leo thang của thịt trứng càng có khả năng trở thành nguyên nhân dẫn đến một vòng lạm phát mới. Nhìn lại những năm trước, vòng lạm phát trước bắt đầu từ năm 2007 thì chủ yếu là do tăng giá thịt lợn dẫn đến. Theo thống kê và dự báo của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, từ tháng 1 – 7 năm 2007 và năm 2008, giá thịt lợn thứ tự tăng 48,3% và 47,4%, ảnh hưởng của nó đối mức tăng giá thịt lợn giai đoạn hiện nay đến 29,5% và 18%. Tháng 4 năm 2008, giá thịt lợn tăng 68,3%, đã đẩy chỉ số CPI của tháng này lên 2 điểm phần trăm.
Theo sự giám sát kiểm tra giá cả các sản phẩm súc sản và thức ăn chăn nuôi tại 470 điểm trên thị trường Trung Quốc của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tính đến tuần thứ 2 tháng 8, giá thịt lợn đã tăng lên 9 tuần liên tiếp, mức tăng luỹ kế là 15,8%. Nhưng theo chuyên gia dự báo, tới quí 4, đó mới là một đợt tăng giá thịt lợn chóng mặt. Cũng tương tự như vậy, giá trứng cũng được dự báo sẽ trong tình thế tăng liên tục.
Tìm hiểu nguyên nhân, người ta mới đưa ra một trong những nguyên nhân gây tăng giá thịt lợn là do kế hoạch thu mua dự trữ cho giai đoạn sắp tới của Nhà nước, một số doanh nghiệp thu mua phải tăng giá mua từ 12.500,NDT/tấn lên 14.500,NDT/ tấn. Hơn nữa số hộ nông dân chăn nuôi giảm. Số lượng lợn con cũng giảm. Tạo sức ép giữa cung và cầu.
Thương vụ VN tại Hồng Kông
(Internet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com