Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam không thay đổi vị trí về môi trường kinh doanh thuận lợi

Trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh do tạp chí Forbes công bố, Việt Nam xếp thứ 113 về môi trường kinh doanh thuận lợi trong tổng số 127 quốc gia được đem ra so sánh đánh giá.

Đây là năm thứ tư liên tiếp tạp chí Forbes công bố bảng xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi. Tiêu chí để xếp hạng môi trường kinh doanh không chỉ là con số tăng trưởng kinh tế cao hay tỷ lệ thất nghiệp thấp, mà còn dựa trên đánh giá của giới đầu tư về độ năng động của nền kinh tế và những điều kiện lý tưởng cho việc kinh doanh buôn bán.

Để đánh giá môi trường kinh doanh của 127 nước và khu vực, Forbes xếp tới các yếu tố như mức độ năng động của nền kinh tế, tình trạng quan liêu tham nhũng. Việt Nam đứng cuối bảng trong số các nước Đông Nam Á được xếp hạng.

Trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh năm nay, 127 quốc gia được đem ra so sánh đánh giá. Với GDP tính theo đầu người 38.900 USD - đây là năm thứ hai liên tiếp Đan Mạch là nước đứng đầu danh sách. Những vị trí kế tiếp thuộc về Mỹ (GDP đầu người 48.000 USD), Canada, Singapore (GDP đầu người 52.900 USD) và New Zealand (GDP đầu người 28.500 USD).

Việt Nam không thay đổi vị trí so với năm ngoái, xếp thứ 113 về môi trường kinh doanh thuận lợi. Trong đó, các tiêu chí nhỏ hơn bao gồm chính sách - xếp thứ 110, lương và giá cả xếp thứ 116, tham nhũng và chính sách thuế cùng đứng thứ 96 thế giới.

Việt Nam đứng sau tất cả các nước Đông Nam Á được xếp hạng lần này về môi trường kinh doanh thuận lợi, thua cả Campuchia, nước này tụt hạng từ 109 của năm ngoái xuống đứng thứ 112 năm nay. Singapore xếp hạng 4, cao nhất trong khu vực, tiếp theo là Malaysia đứng thứ 25, Thái Lan xếp thứ 59, Indonesia ở vị trí 79 và Philippines xếp thứ 84.

 

( Theo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Phát triển dịch vụ phân phối thời suy thoái: Cờ đã đến tay
  • Xuất siêu không bền?
  • Thị trường điện thoại di động năm 2009 sẽ giảm sút
  • Cơ hội cho mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc khi tham gia ACFTA
  • Làm ăn với Nhật thời khủng hoảng
  • Không phải là bi kịch
  • Mở rộng hệ thống bán lẻ để chiếm lĩnh thị trường trong nước
  • Quản lý hàng gia công xuất khẩu : Vướng mắc về thanh khoản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo