Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sữa chua sẽ phân chia lại thị trường sữa?

Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), từ nay đến 2020, thị trường sữa VN sẽ tăng trưởng ở mức 20-25%/năm, trong đó, sữa chua là một trong các nhóm sản phẩm tăng trưởng mạnh. Hiện sữa chua mới chiếm tỉ trọng khoảng 12-20% toàn thị trường sữa, trong khi ở Châu Âu và nhiều nước trên thế giới, con số này đã là 50%.

Một số doanh nghiệp thuộc hàng "sinh sau đẻ muộn" đang nhắm đến sản phẩm sữa chua để hòng phân chia lại thị trường bằng những cách đi riêng.

Thay đổi thói quen tiêu dùng

Số liệu tại hội thảo về thị trường sữa do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức, cho thấy: Hiện Vinamilk vẫn chiếm ưu thế trên hầu hết các phân khúc (sữa uống, sữa đặc có đường, sữa tươi nguyên chất, sữa tiệt trùng...). Với sữa chua, doanh thu toàn thị trường năm 2009 khoảng 2.000 tỉ đồng, thì Vinamilk hiện cũng chiếm khoảng 60%. Thời gian gần đây, nhiều “gương mặt” mới tham gia thị trường đã tạo được chỗ đứng đối với dòng sản phẩm sữa chua và sữa chua nguyên kem uống liền, hy vọng gặt hái được nhiều thành công.

Ông Nguyễn Tuấn Dũng - Phó TGĐ Cty cổ phần sữa quốc tế (IDP), nhà sản xuất sữa chua nhãn hiệu Ba Vì - cho biết: “Ở VN, thị phần của sản phẩm sữa chua mới chỉ bằng 1/6 tổng nguồn cung toàn thị trường, trong khi ở Châu Âu và nhiều nước trên thế giới, thị phần sữa chua chiếm 50%. Do cơ chế lên men của sữa chua là lên men tự thân đã đào thải những độc tố, nên sữa chua rất tốt cho sức khoẻ”. 5 năm trước, khi bắt đầu sản xuất sữa chua, IDP đã nhận ra mức tăng trưởng khả quan của sản phẩm này và quyết định mua độc quyền một mã men sống (probiotics) từ Đan Mạch trong vòng 20 năm để sản xuất sữa chua. Cho đến nay, sữa chua chính là sản phẩm có mức tăng trưởng mạnh nhất trong toàn bộ các nhóm sản phẩm của IDP, với thị trường rải khắp các địa phương, đặc biệt là các tỉnh phía bắc.

Còn ông Trần Quốc Nguyên - TGĐ Cty CP sữa Kido - cho biết: “Kido cũng “thâm nhập” thị trường sữa chua từ năm 2006. Từ đó, Cty quyết định mua cổ phần của Nutifood, Tribeco để phát triển thị trường, đồng thời Kido còn tận dụng hệ thống hơn 100.000 điểm bán lẻ của Tập đoàn bánh Kinh Đô để đưa sản phẩm sữa chua cao cấp và sữa chua dành cho trẻ em đến người tiêu dùng.

Thay đổi thói quen tiêu dùng chính là cách mà các Cty đến sau muốn hướng đến khách hàng tiềm năng, bằng việc đẩy mạnh tiêu thụ sữa chua. Trong khi Vinamilk tự hào đã chiếm thế độc tôn về mặt hàng sữa chua ăn, thì ở mặt hàng sữa chua men sống dạng uống (sữa chua uống), Yakult Việt Nam (nhãn hiệu Nhật Bản) đến sau lại chiếm ưu thế với sản lượng sữa chua uống của Yakult là 73.000 chai/ngày.

Đầu tư vùng nguyên liệu

Để có thể trụ vũng và cạnh tranh trên thị trường sữa, đầu tư vào vùng nguyên liệu được khá nhiều Cty lựa chọn. Hiện tại, đã có 2 doanh nghiệp sữa ở VN đầu tư mua cùng lúc khoảng 4.000 con bò sữa từ New Zealand và đầu tư trang trại khép kín. Tuy nhiên, đây là cách làm khá rủi ro do giá thành bò sữa khá cao, nếu không hợp “thông thổ”, bò có thể bị ngã nước hoặc các chứng bệnh khác dẫn đến không khai thác được, thậm chí phải thải loại làm bò thịt. Hiện Cty sữa IPD đã chọn hướng đi chậm hơn, nhưng chắc bằng cách đầu tư cho nông dân.

Cụ thể, Cty đã mở quỹ tín dụng cho nông dân vay mua bò sữa không tính lãi, trả dần bằng sữa; hoặc cho nông dân vay tiền mua máy vắt sữa, bồn chứa sữa... Kết quả này cho thấy đến hiện tại, Ba Vì đang là khu vực có tăng trưởng đàn bò sữa vào loại nhanh nhất ở VN. Ông Nguyễn Mạnh Khẩn - Phó Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh, một trong 7 xã có nghề chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì - cho hay: So với năm 2008, bình quân thu nhập của người nuôi bò sữa ở Tản Lĩnh đã tăng 1,1 triệu đồng/người.

Ông Khẩn  cho hay hiện đàn bò sữa của xã là 800 con, nhưng hy vọng tới đây có thể tăng lên 1.200 con, do nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp sữa hiện tăng rất mạnh. Đây là cách làm vừa tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho IDP, vừa mang lại thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường sữa thời gian tới sẽ cực kỳ sôi động với sự góp mặt của nhiều Cty, khiến cho người tiêu dùng thêm nhiều lựa chọn tốt. Nhiều Cty đã đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại để sẽ có thêm nhiều sản phẩm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng như bổ sung trên nền sữa chua phomat, váng sữa, mứt dâu..., nhưng giá thành rất phải chăng.

Ông Dũng - Phó TGĐ IDP - cho biết, tại Pháp giá thành sản xuất một hộp váng sữa khoảng 7.000đ/hộp, nhưng về đến VN giá thành đã tăng gấp đôi, khiến cơ hội được sử dụng các sản phẩm sữa cao cấp bị hạn chế. Nếu có sản phẩm giá thành phù hợp tại VN, sẽ có thêm nhiều người được dùng váng sữa với giá thành hạ.

(Báo Lao Động)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nhiều tổ chức quốc tế quan ngại về nhập siêu của Việt Nam
  • Làm ăn với Mỹ: Doanh nghiệp Mỹ mới chỉ "đặt gạch giữ chỗ"
  • Đường không thiếu, giá vẫn tăng
  • Doanh nghiệp xuất khẩu mất cơ hội vì thiếu vốn?
  • Thị trường phân phối, bán lẻ VN : “Đũa thần” ở đâu ?
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sân chơi của những người "mua hộ"- "bán hộ"
  • Hồng Kông là thị trường cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu năm 2010: Khó khăn, nhưng không thiếu cơ hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo