Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đường không thiếu, giá vẫn tăng

Từ ba tuần nay, giá đường liên tục tăng. Điều đáng nói là, đến thời điểm này, đường vẫn còn chất đầy trong kho doanh nghiệp.

Trong thời gian khoảng từ đầu tháng 6.2010 bắt đầu xuất hiện thông tin một số nước sản xuất đường lớn mất mùa mía, giá đường thế giới tăng. Trên thị trường London, phiên giao dịch cuối tháng 5.2010, giá đường trắng giao tháng 8.2010 ở mức 468,6 USD/tấn, đến ngày 11.7 tăng lên 528,90 USD/tấn (kỳ hạn giao tháng 10).

Hồi tháng 4, tháng 5, giá đường nội địa chỉ 14.000 –15.000 đồng/kg đường RS. Nhưng từ cuối tháng 5, giá đường bắt đầu tăng mạnh. Tại sàn giao dịch đường Sacom-STE của công ty Sài Gòn Thương Tín, giá đường RS 2 phiên giao dịch cuối tháng 5.2010 là 14.600 đồng/kg, đến phiên cuối tháng 6 tăng lên 15.050 đồng và đến ngày 16.7 tăng lên 16.800 đồng. Tại nhà máy, đường RS, giá bán buôn 16.800 – 17.200 đồng/kg; đường RE từ 18.000 – 18.500 đồng/kg.

Tổng thư ký hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định thời điểm này không hề có chuyện thiếu đường, giá tăng là do tác động từ… giá đường thế giới. Tính đến ngày 15.7, lượng đường còn tồn kho khoảng 174.000 tấn, cộng thêm khoảng 30 – 40 ngàn tấn chưa nhập về trong hạn ngạch nhập khẩu 200.000 tấn hồi đầu năm, dư thừa cho mùa tiêu thụ lễ tết sắp tới.

Các điểm bán đường bình ổn giá: không hạn chế lượng mua

Người tiêu dùng vẫn có thể mua đường ở các điểm tham gia chương trình bình ổn giá ở mức 18.000 – 19.000 đồng/kg, thấp hơn nơi khác chừng 1.000 – 1.500 đồng/kg, không hạn chế số lượng.

Tháng 8 tới đây, cả nước tiêu thụ tối đa trên 100.000 tấn đường thì vẫn chưa giải quyết hết số còn tồn kho chứ đừng nói đến lượng nhập khẩu chưa sử dụng hết. Từ giữa tháng 9 trở đi, các nhà máy vùng đồng bằng sông Cửu Long vào vụ ép mía, lúc đó thị trường sẽ dư đường. Hầu hết số đường còn tồn kho hiện nay, khoảng trên 174.000 tấn sản xuất từ vụ trước, chi phí tối đa 14.000 đồng/kg, doanh nghiệp bán 15.000 – 15.500 đồng/kg đã có lợi nhuận.

Trong khi đó, quota nhập khẩu 200.000 tấn đường hồi đầu năm, có đến 150.000 tấn cấp cho doanh nghiệp sản xuất sữa, nước giải khát, chỉ còn 50.000 tấn sử dụng vào mục đích thương mại. Và đến nay, hiệp hội Mía đường cũng không hay biết doanh nghiệp nào đã nhập.

Trong trường hợp 50.000 tấn đường thương mại nhập về hết, thì cũng không đáng kể so với mức tiêu thụ của cả nước hiện nay khoảng 70.000 – 90.000 tấn đường/tháng. Do đó, không thể cho rằng giá đường trong nước tăng là do giá đường nhập khẩu tăng. Chỉ là do doanh nghiệp thấy giá thế giới tăng thì cũng tăng theo.

Vinanet

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Doanh nghiệp xuất khẩu mất cơ hội vì thiếu vốn?
  • Thị trường phân phối, bán lẻ VN : “Đũa thần” ở đâu ?
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sân chơi của những người "mua hộ"- "bán hộ"
  • Hồng Kông là thị trường cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu năm 2010: Khó khăn, nhưng không thiếu cơ hội
  • Giải bài toán nhập siêu từ gốc
  • Giảm nhập siêu, không nên sốt ruột
  • Mua CIF, bán FOB: Bất lực hàng nội đi tàu ngoại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com