Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất, nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2009 và dự báo

Xuất khẩu hàng hoá tháng 5 vẫn chưa có chuyển biến đáng kể,giá dầu thô tuy có nhích lên trong những ngày cuối tháng nhưng vẫn còn rất thấp so với cùng kỳ năm 2008. Nhiều mặt hàng quan trọng như: giày dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử, dây cáp điện, cao su và than đá vẫn tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu thị trường bị thu hẹp. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 5 lại đạt khá nhờ tăng lượng của một số mặt hàng như thép, phân bón, cao su, chất dẻo, bông , sợi, giấy , kim loại màu và linh kiện điện tử.


Xuất khẩu


Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thang 5/2009 ước đạt khoảng 4,5 tỉ USD, tăng 5% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 24,4% so với cùng kỳ năm 2008, chủ yếu do giảm kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực như: dầu thô, than đá, thủy sản, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ...Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI (tính cả dầu thô) vẫn đạt thấp, chỉ được gần 2,4 tỉ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2008 và xuất khẩu của các doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước đạt hơn 3 tỉ USD , giảm 25,3%.


Tính chung kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 5 tháng đầu năm 2009 đạt khoảng 23 tỉ USD, giảm trên 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu  tư trực tiếp nước ngoài đạt gần 10,9 tỉ USD, giảm 21,4% so với cùng kỳ năm 2008 (nếu không tính dầu thô thì chỉ giảm 10,1%); các doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước xuất khẩu 12,1 tỉ USD, tăng12,5%.


Về hàng hoá, tính đến hết tháng 5 đã có một số mặt hàng chủ lực có khối lượng xuất khẩu tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái.Trong số đó có cà phê, gạo, hạt tiêu, chè, hạt điều, dầu thô, sắn và sản phẩm sắn, tàu thuỷ đặc biệt là vàng... Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng quan trọng khác như giày dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử, dây cáp điện, cao su và than đá vẫn tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu thị trường suy giảm nên xuất khẩu vẫn giảm sút cả về khốilượng và trị giá.


Trong các mặt hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm, thì mặt hàng dệt và may mặc đạt kim ngạch cao nhất với 3,3 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù dầu thô xuất khẩu giảm mạnh (trung bình giảm 51%), nhưng khối lượng dầu thô xuất khẩu 5 tháng đầu năm tăng mạnh, tăng tới 22,5% so với cùng kỳ 2008 - diễn biến này trái ngược với xuất khẩu trong năm 2007 và 2008 đó là giá dầu thô tăng mạnh nhưng khối lượng xuất khẩu lại giảm.


Giá cả hàng hoá xuất khẩu giảm sút liên tục mấy tháng qua. Đến nay, giá xuất khẩu bình quân của hầu hết các mặt hàng chủ lực đều giảm so với cùng kỳ năm 2008.Tính sơ bội, giá cả hàng hoá xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm đã giảm tới 27,2% so với cùng kỳ năm 2008 làm cho kim ngạch xuất khẩu chung giảm tới 8,5 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái.


Như vậy, kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2009 của cả nước có tốc độ tăng trưởng âm, đây điều chưa xảy ra trong nhiều năm qua. Dự báo, trong những tháng tới kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục đạt mức thấp và tình hình thị trường thế giới xem ra vẫn chưa có dấu hiệu khả quan để có thể đảo ngược được xu hướng giảm sút hiện nay.


Nhập khẩu


Nhập khẩu của cả nước trong tháng 5/2009 ước đạt 5,8 tỉ USD, tuy vẫn giảm 26,1% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng lại tăng 6,4% so kết quả thực hiện được trong tháng 4 và đây cũng là tháng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất từ đầu năm đến nay. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 2,1 tỉ USD, giảm 18,2% và nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 2,8 tỉ USD, giảm 28,4% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy kim ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực vẫn còn giảm so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu là do giá cả giảm sút, còn về khối lượng nhập khẩu của nhiều mặt hàng lại có dấu hiệu tăng lên, nhất là ở các mặt hàng như máy móc thiết bị, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu, vải, sợi thức ăn chăn nuôi, linh kiện điện tử...


Tính chung, kim ngạch nhập khẩu 5 tháng năm 2009 đạt gần 23,8 tỉ USD, gảim 36,8% so với cùng kỳ năm 2008 và chỉ bằng 26,8% kế hoạchnăm. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần 8,1 tỉ USD, giảm 26,5%; nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn  đầu tư trong nước đạt 2,8 tỉ USD, gảim 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái.Hàng hoá nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2009 nhìn chung vẫn đạt thấp cả về khối lượng cũng như giá trị.Trong số các mặt hàng quan trọng đối với sản xuất và đời sống trong nước thì chỉ có 5 mặat hàng là: chất dẻo, cao su, sợi, phân ure và lúa mỳ có lượng hàng nhập khẩu tăng khá, còn lại đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008.


Tính đến giữa tháng 5/2009, cán cân thương mại của cả nước đã chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu. Cán cân thương mại về hàng hoá 4 tháng đầu năm chỉ còn xuất siêu được 372 triệu USD. Tháng 5 ước tính mức nhập siêu có thể đạt khoảng 1,3 tỉ USD. Như vậy, tính chung 5 tháng đầu năm 2009 tổng mức nhập siêu về hàng hoá là 928 triệu USD, bằng 8,3% mức nhập siêu 5 tháng đầu năm 2008.


Dự báo, trong những tháng tới nhập siêu sẽ tăng lên do nhu cầu hàng hoá, vật tư cho sản xuất và tiêu dùng trong nước cũng tăng lên.Đồng thời, nhập siêu cũng sẽ tiếp tục diễn ra trong những tháng tiếp theo. Tuy vậy, nhập khẩu và nhập siêu các tháng tới cũng có thể sẽ không tăng cao đột biến.


Kết quả xuất, nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2009
 

Mặt hàng chủ yếu

Đơn vị tính

ước thực hiện 5 tháng 2009

Xuất khẩu

 

Số lượng

Trị giá

Thuỷ sản

Tr.USD

 

1.376

Rau quả

-

 

163

Nhân điều

1000 T

57

251

Càphê

-

646

963

Chè các loại

-

40

50

hạt tiêu

-

52

122

gạo

-

3.167

1.498

sắn và các sản phẩm từ sắn

Tr USD

2.199

324

Than đá

1000 T

9.692

479

dầu thô

-

6.950

2.570

Xăng dầu các loại

-

961

401

quặng và khoáng sản khác

Tr USD

 

25

Hoá chất

-

 

25

sản phẩm hoá chất

-

 

100

sản phẩm chất dẻo

-

 

303

Cao su

1000 T

 

245

sản phẩm từ cao su

Tr USD

 

51

Túi xách, vali,mũ, ôdù

-

 

323

Mấy tre cói và thảm

-

 

73

sản phẩm gỗ

-

 

939

giấy và sản phẩm từ giấy

-

 

114

Hàng dệt và may mặc

-

 

3.244

Giày dép các loại

-

 

1.640

gốm, sứ

-

 

116

thuỷ tinh và các sản p hẩm bằng thuỷ tinh

-

 

90

Đá quý và kim loại quý, sản phẩm

-

 

2.605

sắt thép các loại

1000 T

 

121

sản phẩm từ sắt thép

Tr USD

 

241

Hàng đtử và LK máy tính

-

 

909

Dây điện và cáp điện

-

 

240

Tàu thuyền các loại

-

 

122

Nhập khẩu

 

 

 

Sữa và sản phẩm sữa

Tr USD

 

194 

Lúa mỳ

 1000 T

 505

124

dầu mỡ động, thực vật

 Tr USD

 

 174

thức ăn gia súc và nguyên liệu

 -

 

 585

Nguyên,phụ liệu thuốc lá

 -

 

 82

Clanke

 1000 T

 1.187

47 

Xăng dầu

 -

 5.545

2.218 

 Hoá chất

 -

 

 589

 sản phẩm hoá chất

 -

 

 533

 dược phẩm

 -

 

 405

 Nguyên liệu dược phẩm

 Tr USD

 

 74

 Phân bón

 1000 T

 2.002

638 

Urea

-

639

195

thuốc trừ sâu và nguyên liệu

Tr USD

 

184

chất dẻo nguyên liệu

-

832

922

Cao su các loại

1000 T

86

123

gỗ và sản phẩm gỗ

Tr USD

 

268

giấy cácloại

1000 T

363

262

Bông

-

84

109

sợi các loại

-

192

278

vải

Tr USD

 

1.645

NPL dệt, may, da giày

-

 

790

Đá quý, kim loại quý và SP

-

 

50

Thép các loại

1000 T

3.030

1.639

Phôi thép

-

888

277

Sản phẩm từ thép

 Tr USD

 

496

Kim loại thường khác

1000 T

183

458

điện tử, máy tính và l.kiện

Tr USD

 

1.537

Máy, TB, dụng cụ, phụ tùng

-

 

5.837

Ôtô nguyên chiếc

Chiếc

36.565

664

Linh kiện ôtô

Tr USD

73.577

706

Linh kiện và PT xe gắn máy

-

 

262

 

(Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Vì sao hàng Trung Quốc chất lượng kém
  • Doanh nghiệp bị "móc túi" ở cửa khẩu
  • Yếu hậu cần giảm sức cạnh tranh
  • Doanh số bán điện thoại di động giảm kỷ lục
  • Sống chung với hàng Trung Quốc?
  • Thị trường sữa Nghịch lý tồn tại như… có lý
  • Nhập siêu từ Trung Quốc: “Trọng bệnh cần lắm thuốc”
  • Một cách nhìn khác về xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo