Có 26 trên 35 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước như dầu thô, điện tử máy tính và linh kiện, than, hạt điều, sản phẩm, chất dẻo, dây điện và cáp điện, cao su,... |
Bằng giờ này năm ngoái, Việt Nam còn phải đối phó với nhập siêu, mặc dù từ tháng 6 mới hạ nhiệt, nhưng cả năm vẫn nhập siêu ở mức 17,51 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.
Nhưng, bước sang năm nay, trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhập siêu lớn sang xuất siêu 3 tháng liền, với mức xuất siêu không nhỏ.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về thị trường bị co lại do những thị trường lớn là Mỹ, Nhật, EU kinh tế bị suy thoái, giá xuất khẩu thô, cao su, hạt tiêu, cà phê, chè,... bị tụt giảm mạnh, việc thanh toán gặp khó khăn..., nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng 2,4% so với cùng kỳ.
Việt Nam một trong nước hiếm hoi mà nền kinh tế định hướng xuất khẩu có tốc độ tăng xuất khẩu dương, trong đó có 9 mặt hàng có kim ngạch tăng, đặc biệt là xuất khẩu gạo tháng 3 tăng 23,5%, và trong 3 tháng tăng 76,4% so với cùng kỳ.
Trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng thì kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh, trong đó tháng 1 giảm 55,2%, tháng 2 giảm 31,7%, tháng 3 giảm 47%, tổng 3 tháng giảm 45% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhiều mặt hàng giảm do giá giảm như dầu thô, chất dẻo, sắt thép và phôi thép, sợi dệt, phân bón, bông...
Tuy nhiên, mừng ít, lo nhiều. Lo nhiều bởi nhiều yếu tố.
Về xuất khẩu, xuất khẩu đá quý và kim loại quý (trong đó chủ yếu là tái xuất khẩu vàng) tháng 1 đạt 139 triệu USD, cao gấp gần 7 lần cùng kỳ, tháng 2 đạt 1,298 tỷ USD, cao gấp 120,2 lần cùng kỳ, tháng 3 ước đạt 850 triệu USD, cao gấp 41 lần, tính chung 3 tháng ước đạt 2,287 tỷ USD, cao gấp 49 lần.
Nếu không kể đá quý, kim loại quý, thì 3 tháng xuất khẩu chỉ đạt 11,2 tỷ USD, giảm 15% hay giảm khoảng 2 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
( Theo VnEconomy )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com