Giá nhập khẩu chung của 11 nhóm/mặt hàng tháng 3/2010 tiếp tục tăng 1,1% so với tháng trước và tăng tới 21,1% so với cùng kỳ năm 2009.
Tháng 3/2010, có 8 nhóm/mặt hàng giá nhập khẩu tăng so với tháng trước gồm: hàng rau quả, thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu, xăng dầu, hoá chất, tân dược, chất dẻo nguyên liệu, gỗ & sản phẩm gỗ và giấy các loại với mức tăng từ 0,4% đến 2,3%. Trong đó, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu, xăng dầu, hoá chất, chất dẻo nguyên liệu liên tục tăng trong 3 tháng đầu năm 2010. 3 nhóm/mặt hàng nhập khẩu giá giảm so với tháng 2/2010 gồm: phân bón, vải và sắt thép.
So với tháng 3/2009, chỉ có mặt hàng phân bón có giá nhập khẩu giảm 10,2%; các mặt hàng khác giá đều tăng, tăng ít nhất là giá vải với 1,2% và cao nhất là giá xăng dầu với 60,5%.
Tính chung trong quý I/2010 giá nhập khẩu xăng dầu, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu tăng nhiều nhất so với cùng kỳ năm 2009 lần lượt: 53,5%; 30,8% và 18,7%. Mặt hàng duy nhất giá giảm là phân bón với mức giá giảm 10,3%.
Giá nhập khẩu của 11 nhóm/mặt hàng quý I/2010 tăng 4,8% so với quý IV/2009 và tăng 18,4% so với quý I/2009. Kim ngạch nhập khẩu của 11 nhóm/mặt hàng trong quý I/2010 đạt 6.543 triệu USD, bằng 134,9% so với quý 1/2010 hay tăng 34,9% (tương ứng với kim ngạch tăng 1.692 triệu USD). Trong đó, khối lượng nhập khẩu tăng làm kim ngạch tăng 13,9%, tương ứng kim ngạch tăng 800 triệu USD và do giá nhập khẩu tăng 18,4% làm kim ngạch tăng 892 triệu USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu 11 nhóm/mặt hàng trong quý I/2010 tăng do cả khối lượng tăng và giá cả tăng.
CHỈ SỐ GIÁ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TH ƯƠNG MẠI THÁNG 3 NĂM 2010 CỦA MỘT SỐ NHÓM/MẶT HÀNG
(Nhóm/mặt hàng theo Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ)
(Gốc cố định năm 07-08=100; Theo chỉ số giá Fisher)-F
STT | NHÓM / MẶT HÀNG | Chỉ số giá so với kỳ gốc năm 2007-2008 (%) | (%) biến động giá tháng 3/2010 so với | |||
Tháng 3/2009 | Tháng 2/2010 | Tháng 3/2010 | Tháng 3/2009 | Tháng 2/2010 | ||
CHUNG (của 11 nhóm/mặt hàng) | 77,3 | 92,5 | 93,6 | 21,1 | 1,1 | |
1 | Hàng rau quả | 98,9 | 99,4 | 101,5 | 2,7 | 2,1 |
2 | Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu | 98,7 | 111,1 | 111,8 | 13,2 | 0,6 |
3 | Xăng dầu | 55,8 | 87,7 | 89,5 | 60,5 | 2,0 |
- Xăng | 58,5 | 95,6 | 96,6 | 65,1 | 1,1 | |
- Dầu hoả | 58,9 | 85,4 | 87,4 | 48,4 | 2,4 | |
- Nhiên liệu bay | 52,1 | 77,0 | 80,1 | 53,8 | 4,0 | |
- Diesel | 52,8 | 82,0 | 83,7 | 58,4 | 2,0 | |
- Dầu Mazut (FO) | 62,8 | 106,5 | 114,0 | 81,6 | 7,1 | |
4 | Hoá chất | 93,6 | 99,3 | 100,5 | 7,4 | 1,3 |
- Hoá vô cơ | 99,2 | 98,4 | 99,4 | 0,2 | 1,0 | |
- Hoá hữu cơ | 90,9 | 99,7 | 101,1 | 11,2 | 1,4 | |
5 | Tân dược | 101,1 | 100,8 | 101,7 | 0,6 | 0,9 |
6 | Phân bón | 86,0 | 79,0 | 77,3 | -10,2 | -2,2 |
- Phân đạm UREA | 86,3 | 81,8 | 77,9 | -9,8 | -4,8 | |
- Phân đạm SA | 63,6 | 51,7 | 49,7 | -21,8 | -3,9 | |
- Phân kali | 107,3 | 88,4 | 91,2 | -15,0 | 3,2 | |
- Phân NPK | 86,5 | 80,4 | 76,4 | -11,7 | -5,0 | |
- Phân bón DAP | 96,5 | 87,8 | 88,3 | -8,5 | 0,6 | |
7 | Chất dẻo nguyên liệu | 72,7 | 93,5 | 95,4 | 31,2 | 2,0 |
8 | Gỗ và sản phẩm gỗ | 97,6 | 100,9 | 101,2 | 3,8 | 0,4 |
9 | Giấy các loại | 88,7 | 98,2 | 100,4 | 13,1 | 2,3 |
10 | Vải | 96,3 | 99,1 | 97,5 | 1,2 | -1,6 |
11 | Sắt thép | 78,0 | 86,6 | 86,0 | 10,2 | -0,7 |
- Phôi thép | 70,3 | 83,7 | 79,8 | 13,5 | -4,7 |
Tình hình cụ thể của các nhóm/mặt hàng như sau:
Hàng rau quả:Giá hàng rau quả nhập khẩu tăng trở lại trong tháng 3/2010, với mức tăng 2,1% so với tháng 2/2010 và tăng 2,7% so với tháng 3/2009. Tháng 3/2010, chỉ có nhóm hàng Chế phẩm từ rau, quả, quả hạch và các phần khác của cây (HS 20) có giá nhập khẩu giảm 0,2% so với tháng 2/2010; còn hai nhóm: Rau và một số loại củ, thân củ, rễ ăn được (HS 07) và Quả, quả hạch ăn được quả thuộc chi cam quýt và các loại dưa (HS 08) giá đều tăng so với tháng 02/2010 với mức tăng lần lượt 4,1% và 0,1%. So với tháng 3/2009, giá cả 3 nhóm hàng trên đều tăng với mức tăng lần lượt: 4,2%; 4,3% và 0,7%. Cụ thể:
+ Trong nhóm hàng Rau và một số loại củ, thân củ, rễ ăn được (HS 07): phần lớn các nhóm hàng đều tăng giá so với tháng 2/2010, trong đó nhóm Củ dong, củ lan tươi hoặc ướp lạnh (HS 07.14) tăng 3,5%; Rau khô, ở dạng nguyên, cắt hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm (HS 07.12) tăng 4,3%; tăng mạnh nhất là nhóm hàng Khoai tây tươi hoặc ướp lạnh (HS 07.01), tăng 4,6%. Mức giá củ khoai tây tươi nhập khẩu từ Trung Quốc dao động 110-119 USD/tấn, từ Thái Lan ở mức 220 USD/tấn... Tuy nhiên, vẫn có những nhóm hàng có giá nhập khẩu tháng 3/2010 giảm so với tháng 2/2010, giảm nhiều nhất là nhóm hàng cà chua tươi hoặc ướp lạnh (HS 07.02), giảm 6,4%.
+ Trong nhóm Quả, quả hạch ăn được quả thuộc chi cam quýt và các loại dưa (HS 08): giá nhập khẩu nhóm Quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô (HS 08.05); Quả nho, tươi hoặc khô (HS 08.06) tiếp tục giảm giá tháng thứ 2 liên tiếp, với mức giá tháng 3/2010 giảm so với tháng 2/2010 lần lượt là: 0,4% và 0,8%. Tháng 3/2010, nhóm giá giảm nhiều nhất là Quả mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận và mận gai tươi (HS 08.09), giảm 6,3% so với tháng 2/2010. Một số nhóm hàng giá tăng trở lại trong tháng 3/2010 so với tháng trước: Quả tươi khác (HS 08.10) tăng 6,4%; Quả khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 0801 đến 0806; hỗn hợp các loại quả hạch hoặc quả khô (HS 08.13) tăng 5,3%.
Quý I/2010 giá nhập khẩu hàng rau quả giảm 0,4% so với quý IV/2009, nhưng lại tăng 0,9% so với quý I/2009. Kim ngạch nhập khẩu hàng rau quả trong quý I/2010 đạt 56,4 triệu USD, bằng 101,9% cùng kỳ năm 2009 hay tăng 1,9% (tương ứng với kim ngạch tăng 1,06 triệu USD); trong đó: khối lượng nhập khẩu tăng làm kim ngạch tăng 1% tương ứng với kim ngạch tăng 560 nghìn USD và giá nhập khẩu tăng 0,9% tương ứng với kim ngạch tăng 500 nghìn USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu rau quả trong quý I/2010 tăng do cả giá và lượng đều tăng.
Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu:Giá thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu nhập khẩu tiếp tục tăng trong tháng thứ 4 liên tiếp, tháng 03/2010 tăng 0,6% so với tháng 02/2010 và tăng 13,2% so với tháng 03/2009.
Trong tháng có hai nhóm hàng giá nhập khẩu giảm so với tháng 02/2010 là: khô dầu đậu tương (HS 23.04) và khô dầu lạc (HS 23.05) với mức giảm lần lượt là: 0,6%; 2,5%; những nhóm mặt hàng còn lại giá vẫn tiếp tục tăng và tăng nhiều nhất là nhóm Bột thịt xương, bột cá, bột tôm (HS 23.01) với 6,9% so với tháng 2/1010; nhóm Chế phẩm chăn nuôi động vật (HS 23.09) sau khi giảm giá vào tháng 2/2010, đến tháng 3/2010 giá tăng trở lại với mức tăng 0,04% so với tháng trước. Giá khô dầu đậu tương (trên 45%protein) nhập khẩu từ Ấn Độ có giá từ 390-472 USD/tấn, từ Achentina từ 417-468 USD/tấn, từ Hoa Kỳ có giátrong khoảng 433-485 USD/tấn; khô dầu lạc từ Ấn Độ có giá từ 400-415 USD/tấn; bột cá (từ 60%-70% protein) nhập khẩu từ Peru có giá trong khoảng 1.169-1.480 USD/tấn.
So với tháng 03/2009 tất cả các nhóm hàng đều tăng giá, tăng nhiều nhất là: Cám, tấm và phế liệu khác (HS 23.02) tăng 32,1%; tiếp đến là Khô dầu lạc (HS 23.02) tăng 25,1%; khô dầu đậu tương (HS 25.03) tăng 29,7%.
Quý I/2010 giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu tăng 6,1% so với quý IV/2009 và tăng 18,7% so với quý I/2009. Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu trong quý I/2010 đạt 613 triệu USD, bằng 222,1% cùng kỳ năm 2009 hay tăng 122,1% (tương ứng với kim ngạch tăng 337 triệu USD); trong đó: khối lượng nhập khẩu tăng làm kim ngạch tăng 87% tương ứng với kim ngạch tăng 285 triệu USD và giá nhập khẩu tăng 18,7% tương ứng với kim ngạch tăng 52 triệu USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu trong quý I/2010 tăng chủ yếu do lượng tăng.
Xăng dầu:Giá xăng dầu nhập khẩu tiếp tục tăng trong tháng 3/2010, với mức tăng 2,0% so với tháng 2/2010 và tăng 60,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Tháng 3/2010 tất cả các nhóm xăng dầu đều tăng giá so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2009. Mặt hàng Dầu Mazut(FO) (HS 27.10.19.33) sau khi giá giảm trong tháng 2/2010 so với tháng 1/2010, sang tháng 3/2010 giá tăng 7,1% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm 2009 mặt hàng này tăng 81,6%; đây cũng là mặt hàng có giá tăng nhiều nhất trong tháng 3/2010 so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Mức giá Dầu Mazut (FO) nhập từ thị trường Singapore và Malaysia trong tháng lần lượt có giá 508 USD/tấn và 448 USD/tấn.
Giá Dầu Diesel (HS 27.10.19.31) tháng 3/2010 tiếp tục tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó giá Dầu Diesel 0,05% giảm 10,0% so với tháng trước (giá dầu Diesel 0,05% nhập khẩu từ thị trường Nga là 627 USD/tấn), nhưng Dầu Diesel 0,25% giá tăng 4,8% so với tháng trước và tăng 60,7% so với cùng kỳ năm 2009 (Dầu Diesel 0,25% nhập khẩu từ thị trường Singapore có giá 645 USD/tấn, từ thị trường Nga nhập khẩu với giá 621 USD/tấn...). Giá nhiên liệu bay tăng trở lại trongtháng 3/2010 sau 2 tháng liên tiếp giảm, tháng 3/2010 tăng 4,0% so với tháng trước (giá nhiên liệu bay Jet A1 nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc là 728 USD/tấn).
Giá xăng (HS 27.10.11.12) trong tháng 3/2010 tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 65,1% so với cùng kỳ năm 2009. Xăng Mogas 95 ron giá tăng nhiều nhất là 16,3% so với tháng trước và cũng là mặt hàng có giá tăng nhiều nhất so với tháng 3/2009 với mức tăng 92,3%. Xăng Mogas 95 ron nhập từ thị trường Trung Quốc và xăng Mogas 92 ron nhập từ thị trường Singapore lần lượt có giá: 748 USD/tấn và 776 USD/tấn.
Tính chung, trong quý I/2010 giá các mặt hàng xăng dầu nhập khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm 2009, mức tăng thấp nhất là dầu hoả với 33,6% và nhiều nhất là xăng, Dầu Mazut (FO) với mức tăng lần lượt 62,1% và 69,1%. So với quý IV/2009, chỉ có duy nhất giá nhiên liệu bay là giảm 3,1%; giá các mặt hàng khác đều tăng, tăng nhiều nhất là Dầu Mazut (FO) với 20,2%.
Quý I/2010 giá nhập khẩu xăng dầu tăng 4,1% so với quý IV/2009 và tăng 53,5% so với quý I/2009. Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu trong quý I/2010 đạt 1.577 triệu USD, bằng 131,2% cùng kỳ năm 2009 hay tăng 31,2% (tương ứng với kim ngạch tăng 375 triệu USD); trong đó: khối lượng nhập khẩu giảm làm kim ngạch giảm 14,5% tương ứng với kim ngạch giảm 268 triệu USD và giá nhập khẩu tăng 53,5% tương ứng làm tăng kim ngạch tăng 643 triệu USD. Như vậy kim ngạch nhập khẩu xăng dầu trong quý I/2010 tăng do giá, trong khi lượng nhập khẩu lại giảm.
Hoá chấtGiá hoá chất nhập khẩu tiếp tục tăng trong tháng 3/2010, với mức tăng 1,3% so với tháng 2/2010 và tăng 7,4% so với tháng 3/2009.Giá tiếp tục tăng ở cả 2 nhóm: hoá vô cơ (HS 28) và hóa hữu cơ (HS 29) với mức tăng lần lượt 1,0% và 1,4% so với tháng trước. Cụ thể:
+ Trong nhóm hoá vô cơ (HS 28): bốn nhóm mặt hàng nhập khẩu chính trong tháng là: Carbon (muội carbon và các dạng khác của carbon) (HS 28.03), Axit vô cơ khác & các hợp chất vô cơ chứa oxy khác của các phi kim loại (HS 28.11), Phosphinat (hypophosphit), phosphonat (phosphit) và phosphat; polyphosphat (HS 28.35) và Carbonat; peroxocarbonat (percarbonat); amoni carbonat có chứa amonicarbamat (HS 28.36), chỉ có nhóm HS 28.35 là giảm giá 0,7% so với tháng 2/2010 (giá nhập khẩu Natri TripolyPhosphat (Na5P3O10) từ thị trường Trung Quốc dao động 870-920 USD/tấn, giá nhập khẩu Dicalcium Phopsphate (CaHPO4) từ thị trường Trung Quốc dao động từ 435-465 USD/tấn); giá 3 nhóm còn lại lần lượt tăng so với tháng 2/2010: 0,7%;1,8% và 2,8%. So với cùng kỳ năm 2009, nhóm HS 28.36 giá giảm 8,5%; trong khi các nhóm HS 28.03; HS 28.11; HS 28.35 giá đều tăng, lần lượt là: 14,2%; 5,2% và 1,2%.
+ Trong nhóm hoá hữu cơ (HS 29), giá nhập khẩu của nhóm Dẫn xuất halogen hoá của hydrocarbon (HS 29.03) tiếp tục tăng trong tháng thứ tư liên tiếp; tháng 03/2010 tăng 5,4% so với tháng 02/2010 và tăng 13% so với tháng 03/2009. Đây cũng là nhóm mặt hàng duy nhất trong 3 nhóm mặt hàng nhập khẩu chính trong tháng 3/2010 tăng giá, 2 nhóm mặt hàng còn lại: Axit carboxylic đơn chức, no, mạch hở và các alhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit (HS 29.15) và Axit carboxylic đa chức, các alhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit (HS 29.17) đều giảm giá so với tháng 2/2010, mức giảm lầnlượt là: 1,1% và 1,6%. So với cùng kỳ năm 2009, giá cả 3 nhóm hàng này vẫn tăng: HS 29.03 tăng 13%; HS 29.15 tăng 3,0%; HS 29.17 tăng 24,2%.
Quý I/2010 giá nhập khẩu hóa chất tăng 4,8% so với quý IV/2009 và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2009. Với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chất trong quý I/2010 đạt 447 triệu USD, bằng 132% cùng kỳ năm 2009 hay tăng 32% (tương ứng với kim ngạch tăng 133 triệu USD); trong đó: khối lượng nhập khẩu tăng làm kim ngạch tăng 37% tương ứng với kim ngạch tăng 120 triệu USD và giá nhập khẩu tăng 3,9% tương ứng với kim ngạch tăng 13 triệu USD. Như vậy kim ngạch nhập khẩu hóa chất trong quý I/2010 tăng chủ yếu do lượng tăng.
Tân dược:Sau 2 tháng đầu năm 2010 giá tân dược nhập khẩu giảm liên tiếp, tới tháng 3/2010 giá nhập khẩu tăng 0,9% so với tháng 02/2010 và tăng 0,6% so với tháng 03/2009.
Tháng 3/2010, 2 nhóm: Máu ng ười, máu động vật đã điều chế, kháng huyết thanh và các sản phẩm khác của máu, vac xin (vaccine), độc tố (toxin), vi sinh (trừ các loại men) (HS 30.02) và nhóm Thuốc gồm các sản phẩm đã hoặc chưa pha trộn, đã đ ược đóng gói theo liều lư ợng hoặc làm thành dạng nhất định hoặc đóng gói để bán lẻ (HS 30.04) có giá tăng so với tháng 02/2010, lần lượt tăng 4,3% và 0,7%, so với tháng 03/2009 mức tăng giá của 2 nhóm này lần lượt là: 3,9% và 0,4% (trong nhóm thuốc HS 30.04, 3 nhóm có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong tháng 3/2010 giá nhập khẩu đều tăng trở lại: Thuốc chứa các kháng sinh khác (HS 30.04.20), Dược phẩm khác có chứa vitamin hoặc các sản phẩm khác thuộc nhóm 2936 (HS 30.04.50) và Thuốc các loại (HS 30.04.90) tăng lần lượt 0,8%; 3,3% và 0,7% so với tháng 2/2010). Nhóm Thuốc gồm từ hai thành phần trở lên đã pha trộn với nhau, chư a đư ợc đóng góitheo liều lư ợng hoặc làm thành dạng nhất định hoặc đóng gói để bán lẻ (HS 30.03) so với tháng 02/2010 và tháng 03/2009 có giá giảm lần lượt là 0,8% và 0,5%.
Quý I/2010 giá nhập khẩu tân dược giảm 0,5% so với quý IV/2009 nhưng tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2009. Với kim ngạch nhập khẩu Tân dược trong quý I/2010 đạt 268 triệu USD, bằng 117% cùng kỳ năm 2009 hay tăng 17% (tương ứng với kim ngạch tăng 38 triệu USD); trong đó: khối lượng nhập khẩu tăng nên kim ngạch tăng 16,4% tương ứng với kim ngạch tăng 37 triệu USD và giá nhập khẩu tăng 0,3% tương ứng với kim ngạch tăng 1 triệu USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu Tân dược trong quý I/2010 tăng chủ yếu do lượng tăng.
Phân bónGiá phân bón nhập khẩu tháng 3/2010 tiếp tục giảm, với mức giảm 2,2% so với tháng trước và giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong 5 nhóm phân bón nhập khẩu chính là Ure, NPK, DAP, SA, Kali, giá phân Urea tiếp tục giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp, giảm 4,8% so với tháng 2/2010 và giảm tới 9,8% so với cùng kỳ năm 2009, tính chung quý I/2010 giá nhập khẩu phân Urea giảm tới 4,1% so với quý I/2009 nhưng vẫn tăng 2,7% so với quý IV/2009. Cũng trong tháng 3/2010 có 2 mặt hàng phân bón giảm giá là: phân SA giảm 3,9% so với tháng trước và giảm tới 21,8% so vớicùng kỳ năm 2009; phân NPK giảm 5,0% so với tháng trước và giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2009; tính chung quý I/2010 giá nhập khẩu 2 loại phân này giảm lần lượt 32,3% và 5,0% so với quý I/2009. Giá Phân đạm SA (dạng xá) nhập khẩu từ thị trường Philippines trong tháng dao động ở mức 175 USD/tấn.
Giáphân Kali nhập khẩu tăng trở lại trong tháng 3/2010, với mức tăng 3,2% so với tháng trước nhưng vẫn giảm tới 15% so với cùng kỳ năm 2009, giá phân kali clorua cũng tăng trở lại trong tháng 3/2010 với mức tăng 3,8% so với tháng trước. Trong khi đó giá phân kali sunphat tiếp tục giảm 9,1% so với tháng trước nhưng kim ngạch nhập khẩu nhỏ (giá phân Kali clorua (dạng xá) nhập khẩu từ Nga có giá 640-664 USD/tấn).Giá phân bón DAP nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng trong tháng thứ 4 liên tiếp, tăng 0,6% so với tháng 2/2010 nhưng vẫn giảm 8,5% so với tháng 02/2009, tính cả quý I/2010 giá nhập khẩu phân DAP tăng 11,3% so với quý IV/2009 nhưng giảm 5,5% so với quý I/2009.
Quý I/2010 giá phân bón nhập khẩu tăng 4,5% so với quý IV/2009, nhưng lại giảm 10,3% so với quý I/2009. Kim ngạch nhập khẩu phân bóntrong quý I/2010 đạt 293 triệu USD, bằng 85,3% cùng kỳ năm 2009 hay giảm 14,7%, tương ứng với kim ngạch giảm 50 triệu USD; trong đó: khối lượng nhập khẩu giảm làm kim ngạch giảm 4,9% tương ứng làm giảm kim ngạch 15 triệu USD và giá nhập khẩu giảm 10,3% tương ứng làm giảm kim ngạch 35 triệu USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu phân bón trong quý I/2010 giảm do cả lượng và giá giảm.
Gỗ và sản phẩm gỗGiágỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩutháng 03/2010 tăng trở lại, so với tháng 02/2010 tăng 0,4% và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2009.
+ Giá nhóm Gỗ & các loại bằng gỗ (mã HS 44) tháng 3/2010 tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 3,9% so với tháng 03/2009. Giá nhóm: Gỗ cây, đã hoặc chưa bóc vỏ, giác gỗ hoặc đẽo vuông thô (HS 44.03); Gỗ đã c ưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc ch ưa bào, đánh giấy ráp hoặc ghép nối đầu, có độ dầy trên 6 mm (HS 44.07); Gỗ đư ợc tạo dáng liên tục dọc theo các cạnh (HS 44.09) đều tăng so với tháng 02/2010, lần lượt tăng: 1,3%, 1,5% và 0,2%. Trong khi đó, các nhóm Tấm gỗ lạng có độ dày không quá 6mm (HS 44.08); Ván, sợi bằng gỗ hoặc các loại vật liệu có chất gỗ khác (HS 44.11); Gỗ dán, gỗ dán ván lạng và các tấm ván khác tư ơng tự (HS 44.12) so với tháng 02/2010 có giá giảm lần lượt là 2,4%, 2,6% và 1,3%. Giá nhập khẩu một số loại gỗ trong tháng 3/2010: giá gỗ lim tròn tháng 3/2010 tăng 6,1% so với tháng trước, giá nhập khẩu từ Cameroon ở mức 473 USD/m3; giá gỗ thông xẻ tăng trở lại trong tháng 3/2010 với mức tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 3,0% so với cùng kỳ năm 2009, giá gỗ thông xẻ nhập khẩu từ New Zealand tháng 3/2010 ở mức 230 USD/m3; giá gỗ dương xẻ sau 2 tháng liên tục tăng, giá tháng 3/2010 giảm 0,4% so với tháng, gỗ dương xẻ nhập khẩu từ Hoa Kỳ có giá 335 USD/m3).
+ Nhóm Đồ nội thất, bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng tư ơng tự (mã HS 94) giá tháng 3/2010 tăng 6,2% so với tháng 02/2010, nhưng lại giảm 1,6% so với tháng 03/2009. Nhóm Ghế ngồi (HS 94.01) có giá tăng so với tháng 02/2010 vàtháng 03/2009 là 7,3% và 7,9%. Nhóm Đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng (HS 94.03) có giá tăng 6,1% so với tháng 02/2010 nhưng lại giảm 3,5% so với tháng 03/2009.
Tính cả quý I/2010, giá nhập khẩu nhóm Gỗ & các loại bằng gỗ (HS 44) tăng so với quý IV/2009 và tăng so với quý I/2009 với mức tăng lần lượt 1,8% và 2,3%; nhưng giá nhập khẩu Đồ nội thất, bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng tương tự (HS 94) cùng giảm 2,7% so với quý IV/2009 và quý I/2009.
Quý I/2010 giá Gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu tăng 1,6% so với quý IV/2009 và tăng 2,2% so với quý I/2009. Kim ngạch nhập khẩu Gỗ và sản phẩm gỗ trong quý I/2010 đạt 221 triệu USD bằng 164% cùng kỳ năm 2009 hay tăng 64%, tương ứng với kim ngạch tăng 86 triệu USD. Trong đó, khối lượng nhập khẩu tăng nên kim ngạch tăng 60,0%, tương ứng với kim ngạch tăng 83 triệu USD và giá nhập khẩu tăng 2,2% tương ứng với kim ngạch tăng 3 triệu USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu Gỗ và sản phẩm gỗ trong quý I/2010 tăng chủ yếu do lượng tăng.
Chất dẻo nguyên liệuGiá chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu tiếp tục tăng trong tháng thứ 4 liên tiếp, tháng 3/2010 giá tăng 2,0% so với tháng 2/2010 và tăng 31,2% so với tháng 3/2009.
So với tháng trước, tháng 3/2010 giá chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu tăng hầu hết ở các nhóm hàng: Nhóm Polyme từ etylen, dạng nguyên sinh (HS 39.01) có giá tăng 1,6%, trong đó nhóm Polyetylen có trọng lượng riêng dưới 0,94 (HS 39.01.10) giá tăng 1,7% (giá Nhựa HDPE 5502 nhập từ thị trường HongKong và Singapore lần lượt có giá là 1.275 USD/tấn và 1.401 USD/tấn; nhựa LLDPE 218W nhập từ Singapore là 1.426 USD/tấn); nhóm Polyetylen có trọng lượng riêng từ 0,94 trở lên (HS 39.01.20) giá tăng 2,2%; nhóm Etylenvinyl axetat copolyme giá tăng 1,1%,.... Nhóm Polyamit, dạng nguyên sinh (HS 39.08) có giá tăng nhiều nhất là 5,2% (trong đó Hạt nylon 6CM1017 nhập từ Nhật Bản có giá 5.380 USD/tấn, nhựa PA Ultramid B33L từ Đài Loan có giá 2.052 USD/tấn).
Những nhóm chất dẻo nguyên liệu có giá tháng 3/2010 giảm so với tháng 2/2010 gồm: Silicon, dạng nguyên sinh (HS 39.10) giá giảm nhiều nhất với 5,4% và giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2009, nhóm Polyme acrylic, dạng nguyên sinh (HS 39.06) giá giảm 3,3% so với tháng trước.
Trong quý I/2010 giá nhập khẩu các nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu có kim ngạch lớn (HS 39.01; HS 39.02, HS 39.03, HS 39.04 và HS 39.07) đều tăng so với quý IV/2009 và quý I/2009; so với quý IV/2009 nhóm có giá tăng nhiều nhất là (HS 39.01) với 8,4%; so với quý I/2009 nhóm có giá tăng nhiều nhất là (HS 39.02) với 48,4%.
Quý I/2010 giá chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu tăng 6,6% so với quý IV/2009 và tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2009. Kim ngạch nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong quý I/2010 đạt 766 triệu USD, bằng 155,0% cùng kỳ năm 2009 hay tăng 55,0%, tương ứng với kim ngạch tăng 272 triệu USD; trong đó, khối lượng nhập khẩu tăng làm kim ngạch tăng 18,5%, tương ứng với kim ngạch tăng 120 triệu USD và giá nhập khẩu tăng 30,8% tương ứng với kim ngạch tăng 152 triệu USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong quý I/2010 tăng do cả lượng và giá.
GiấyGiá giấy nhập khẩu tăng trở lại trong tháng 3/2010 với mức tăng 2,3% so với tháng 02/2010 và tăng 13,1% so với tháng 03/2009.
Các loại giấy nhập khẩu tháng 3/2010 có giá tăng mạnh so với tháng 2/2010 gồm: Giấy than, giấy tự coppy (giấy tự nhân bản) và các loại giấy dùng để sao chụp khác (trừ các loại thuộc nhóm 48.09) (HS 48.16) tăng 8,9%, Giấy và cáctông không tráng khác (HS 48.05) tăng 6%. Nhóm Giấy và cáctông không tráng, loại dùng để in, viết (HS 48.02) giá tháng 3/2010 tăng 0,6% so với tháng 2/2010 và tăng tới 15% so với cùng kỳ năm 2009; quý I/2010 giá giấy nhóm này tăng 4,4% so với quý IV/2009 và tăng 13,7% so với quý I/2009 (giá nhập khẩu Giấy in, photo dạng tờ định lượng 70g/m2 A4 tháng 3/2010 từ Indonesia có giá 971 USD/tấn, từ Thái Lan có giá 950 USD/tấn và từ Singapore có giá 950 USD/tấn).
Hai nhóm giấy có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong những tháng 3/2010 là: Giấy và cáctông, đã tráng một hoặc cả hai mặt bằng một lớp cao lanh (China clay) hoặc bằng các chất vô cơ khác… (HS 48.10) và Giấy, cáctông, tấm lót xenlulo và súc xơ sợi xenlulo, đã tráng, thấm tẩm, phủ, nhuộm màu bề mặt, trang trí hoặc in bề mặt, trừ các loại thuộc các nhóm 48.03, 48.09 hoặc 48.10 (HS 48.11) giá tăng trong tháng 3/2010, với mức tăng lần lượt: 2,1% và 1,7% so với tháng trước; so với cùng kỳ năm 2009 giá nhóm HS 48.10 tăng tới 18,7%, nhóm HS 48.11 tăng 3,5%. Trong 2 nhóm giấy này, những nhóm hàng có giá tăng liên tục trong 3 tháng năm 2010 là: Giấy dùng để in hoặc mục đích đồ bản, hàm lượng bột giấy cơ học hoặc hoá học không quá 10% dạng cuộn (HS 48.10.13); Giấy dùng để in hoặc mục đích đồ bản, hàm lượng bột giấy cơ học hoặc hoá học trên 10% loại khác (HS 48.10.29) và Giấy và các tông, tấm lót xenlulo và súc sơ sợi xenlulo được dùng để đựng sữa (HS 48.11.90), mức tăng giá của 3 nhóm này so với quý IV/2009 lần lượt: 5,8%; 9,2% và 5,7%.
Riêng nhóm giấy in báo, dạng cuộn hoặc tờ (HS 48.01) giá tiếp tục giảm 0,2% so với tháng 02/2010 và giảm 13,6% so với tháng 03/2009, tính chung quý I/2010 giá giấy nhóm này tăng 1,6% so với quý IV/2009 nhưng vẫn giảm 13,6% so với quý I/2009 (giá giấy in báo dạng cuộn định lượng 45g/m2, khổ 82 cm và Giấy in báo dạng cuộn định lượng 48,8g/m2, khổ 82cm cùng nhập khẩu từ thị trường Philippines tháng 3/2010 lần lượt có giá 605 USD/tấn và 595 USD/tấn).
Quý I/2010 giá giấy các loại nhập khẩu tăng 6,1% so với quý IV/2009 và tăng 10,1% so với quý I/2009. Kim ngạch nhập khẩu Giấy các loại trong quý I/2010 đạt 183 triệu USD, bằng 135% cùng kỳ năm 2009 hay tăng 35%, tương ứng với kim ngạch tăng 47 triệu USD; trong đó, khối lượng nhập khẩu tăng nên kim ngạch tăng 22,3% tương ứng với kim ngạch tăng 33 triệu USD và giá nhập khẩu tăng 10,1% tương ứng với kim ngạch tăng 14 triệu USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu Giấy các loại trong quý I/2010 tăng do lượng và giá cùng tăng.
VảiGiá vải nhập khẩu trong tháng 3/2010 giảm 1,6% so với tháng 2/2010 nhưng lại tăng 1,2% so với tháng 3/2009.
Giá vải làm từ bông (các nhóm thuộc chương HS 52) tiếp tục tăng trong 3 tháng qua, riêng tháng 3/2010 giá tăng 0,3% so với tháng 2/2010. Trong 4 nhóm vải làm từ sợi bông có mức giá tăng ở tháng 2/2010, tháng 3/2010 duy nhất nhóm Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng trên 200 g/m2 (HS 52.09) giá tiếp tục tăng 1,4%, so với tháng 2/2010 và tăng 7% so với tháng 3/2009; ba nhóm hàng còn lại gồm nhóm mã HS 52.10, mã HS 52.11 và mã HS 51.12 giá đều giảm so với tháng 2/2010, mức giảm lần lượt: 1,2%; 1,8% và 7,4%. Giá vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng không quá 200 g/m2 (HS 52.08) đã tăng trở lại trong tháng 3/2010, với mức tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 3,8% so tháng 3/2009.
Nhóm Vải xơ, sợi staple nhân tạo (các nhóm thuộc chương HS 55) (1 trong3 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3/2010 đạt trên 150 triệu USD) giá nhập khẩu giảm 1,5% so với tháng 2/2010 nhưng vẫn tăng 0,5% so với tháng 3/2009. Trong 3 nhóm: Các loại vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này từ 85% trở lên (HS 55.12), Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng không quá 170 g/m2 (HS 55.13) và Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple tổng hợp (HS 55.15), thì vải thuộc nhóm HS 55.12 giá vẫn tiếp tục tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 6,6% so với tháng 3/2009; vải thuộc nhóm HS 55.13 và HS 55.15 giá tiếp tục giảm, so với tháng 2/2010 lần lượt giảm: 1,3% và 5,3%(nhóm vải thuộc nhóm HS 55.15 tiếp tục giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp và so với tháng 3/2009 giá vải nhóm này giảm 4,6%).
Giá các loại vải dệt kim hoặc móc (thuộc chương HS 60) tiếp tục giảm 1,5% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2009. Các nhóm vải thuộc chương HS 60 tháng 3/2010 giá đều giảm so với tháng trước, 3 nhóm vải có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất tháng 3/2010 có mức giảm giá lần lượt so với tháng 2/2010: Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng hơn 30 cm, có tỷ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên, trừ các loại thuộc nhóm 6001 (HS 60.04) giảm 6,2%; Vải dệt kim sợi dọc (kể cả các loại làm trên máy dệt kim dệt dải trang trí), trừ loại thuộc nhóm 6001 đến 6004 (HS 60.05) giảm 1,2% và Vải dệt kim hoặc móc khác (HS 60.06) giảm 0,5%; so với cùng kỳ năm 2009, chỉ có vải nhóm HS 60.04 giá giảm 2,4%, 2 nhóm còn lại giá lần lượt tăng 9,5% và 3,6%.
Quý I/2010 giá vải nhập khẩu tăng 0,5% so với quý IV/2009 và tăng 0,3% so với quý I/2009. Kim ngạch nhập khẩu vải trong quý I/2010 đạt 1 tỷ USD, bằng 119,3% cùng kỳ năm 2009 hay tăng 19,3%, tương ứng với kim ngạch tăng 162 triệu USD; trong đó: khối lượng nhập khẩu tăng làm kim ngạch tăng 18,9% tương ứng với kim ngạch tăng 159 triệu USD và giá nhập khẩu tăng 0,3% tương ứng với kim ngạch tăng 3 triệu USD. Như vậy kim ngạch nhập khẩu vải trong quý I/2010 tăng chủ yếu do lượng tăng.
Sắt thép:Giá sắt thép nhập khẩu sau khi tăng liên tục từ tháng 12/2009, thì đến tháng 03/2010 đã giảm 0,7% so với tháng 02/2010, nhưng vẫn tăng 10,2% so với tháng 03/2009.
Giá phôi thép (HS 72.07) tiếp tục giảm 4,7% so với tháng 02/2010, nhưng vẫn tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung quý I/2010 giá phôi thép tăng 5,5% so với quý IV/2009 và tăng tới 17,4% so với quý I/2009. Trong 2 tháng 2/2010 và 3/2010 giá phôi thép hàm lượng C<0,25% có mặt cắt hình vuông và phôi thép hàm lượng C<0,25% có mặt cắt hình chữ nhật liên tục giảm, mức giảm tháng 3/2010 so với tháng 2/2010 lần lượt là 4,7% và 9,3% nhưng so với cùng kỳ năm 2009, giá 2 loại phôi thép này vẫn cao hơn trên 10% (giá nhập khẩu phôi thép có mặt cắt hình vuông (hàm lượng C<0,25%) tháng 3/2010 từ Malaysia có giá 530 USD/tấn; từ Nhật Bản có giá 462 USD/tấn). Giá phôi thép hàm lượng C>0,25% tăng 2,3% so với tháng 2/2010, quý I/2010 tăng 15,1% so với quý I/2009.
So với tháng 02/2010, giá nhóm Sắt hoặc thép không hợp kim dạng thanh, que, cuốn không đều (cán nóng mã HS 72.13) giảm nhiều nhất, giảm tới 12,3%; tiếp đến là nhóm Sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng rộng dưới 600 mm, đã phủ mạ hoặc tráng (HS 72.12) giá giảm 9% và nhóm Thép hợp kim, cán phẳng, rộng trên 600 mm (HS 72.25) giá giảm 8%... Các nhóm Sắt hoặc thép không hợp kim dạng thanh, que khác mới chỉ qua rèn (cán nóng mã HS 72.14); Thép không gỉ, cán phẳng, rộng trên 600 mm (HS 72.19); Thép hợp kim, cán phẳng, rộng d ưới 600 mm (HS 72.26) sau khi tăng giá ở tháng 02/2010, sang 03/2010 lại bắt đầu giảm giá với mức giảm lượt: 5,1%; 1,1% và 2,0%.
Nhóm sắt thép có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong tháng 3/2010 là Sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng (cán nóng) rộng trên 600 mm, chưa phủ mạ hoặc tráng (HS 72.08) giá tiếp tục tăng thêm 3,1% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2009; quý I/2010 giá nhóm mặt hàng sắt thép này tăng 3,7% so với quý I/2009. Trong nhóm này, giá nhập khẩu nhóm thép Dạng cuộn, dày dưới 3 mm (HS 72.08.39) tiếp tục tăng 3,6% so với tháng 2/2010 và tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2009 (giá nhập khẩu thép Dạng cuộn, dày dưới 3 mm tháng 3/2010 từ Nhật Bản tiếp tăng lên 577 USD/tấn, từ Hàn Quốc tăng lên 583 USD/tấn và từ Trung Quốc tăng lên 581 USD/tấn).
Quý I/2010 giá nhập khẩu sắt thép tăng 4,1% so với quý IV/2009 và tăng 4,9% so với quý I/2009. Kim ngạch nhập khẩu sắt thép trong quý I/2010 đạt 1.119 triệu USD, bằng 135,3% cùng kỳ năm 2009 hay tăng 35,3%, tương ứng với kim ngạch tăng 292 triệu USD; trong đó: khối lượng nhập khẩu tăng làm kim ngạch tăng 29% tương ứng với kim ngạch tăng 251 triệu USD và giá nhập khẩu tăng 4,9% tương ứng với kim ngạch tăng 41 triệu USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu sắt thép trong quý I/2010 tăng phần lớn do lượng tăng.
Nguồn:
Phòng chỉ số giá xuất nhập khẩu - Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương.
Địa chỉ: 76 Nguyễn Trường Tộ - Trúc Bạch - Hà Nội
Điện thoại: 04.37153613, 04.22192885, Fax: 04.37153614
Vinanet
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com