Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Truân chuyên” xuất khẩu

Hàng thủ công Việt Nam vẫn thiếu hụt yếu tố xu thế thị trường. - tinkinhte.com
Hàng thủ công Việt Nam vẫn thiếu hụt yếu tố xu thế thị trường. Ảnh: Đức Thanh
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu cũng như những vướng mắc về thị trường.
 
Những điểm yếu trong sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã được các chuyên gia phân tích tại Hội thảo “Thúc đẩy sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Nhật Bản (JICA) tổ chức mới đây.

Theo đánh giá, hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn, do không chỉ có lợi thế về lực lượng lao động, mà còn phong phú về kiểu dáng, chất liệu, tính đa dạng của sản phẩm. Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập về khả năng thiết kế mẫu mã, thiếu đa dạng về hình thức, chủng loại sản phẩm, công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết hợp tác...

Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu cũng là vấn đề nổi cộm đối với sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở nhiều làng nghề, cơ sở sản xuất. Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có trong nước, tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho sản phẩm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nguyên liệu nhập khẩu đã lên tới khoảng 60%, làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ. Song việc nhập khẩu ngày càng khó khăn do giá nguyên liệu nhóm trên có xu hướng ngày càng tăng. Đơn cử, đối với mặt hàng tre, chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, giá đã tăng từ 10.000 đồng/cây lên  trên 20.000 đồng/cây...

Ông Vũ Quốc Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nhận xét, quy mô sản xuất của các làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ đa số là nhỏ, lẻ. Không những thế, sự thiếu liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đã dẫn tới việc không đủ khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn.

Giám đốc Công ty THHH Minh Phú kể rằng, năm 2009, có khách hàng nước ngoài đặt cơ sở ông làm hàng mỹ nghệ trị giá hợp đồng lên tới trên 1 triệu USD, nhưng doanh nghiệp của ông không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đó.

Trong khi đó, giám đốc một doanh nghiệp nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Nhật Bản cho rằng, mặc dù quy mô sản xuất nhỏ, nhưng tâm lý chung của các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lại rất thích đơn hàng lớn.

“Mới đây, chúng tôi có đặt hàng 100 chiếc bút để làm quà tặng cho đối tác, nhưng doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu phải làm từ 1.000 chiếc trở lên mới nhận, nên chúng tôi buộc phải chuyển hợp đồng này sang Trung Quốc”, ông nói.

Bà Yoko Kawaguchi, chuyên gia tư vấn cao cấp Trung tâm ASEAN-Nhật Bản phân tích, điểm yếu cố hữu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là sự nghèo nàn về mẫu mã, không thể hiện được tính sáng tạo và tính đặc trưng của từng vùng, từng sản phẩm, do đó, rất khó khăn để vươn ra thị trường quốc tế. Bà Yoko cũng đã thẳng thắn cảnh báo các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất về sự thiếu hụt trong công tác nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu, xu thế thị trường, nhu cầu khách hàng.

Thừa nhận hạn chế này, Giám đốc Công ty Thiết kế LP Design cho rằng, không thể phủ nhận các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính truyền thống cao, chứa đựng những yếu tố văn hóa dân tộc, thể hiện sự tài hoa của người thợ.

Song xét về phương diện thương mại, không thể bê nguyên những sản phẩm này ra thị trường, mà cần có sự sáng tạo dựa trên cơ sở nắm bắt thị hiếu, xu thế tiêu dùng của thị trường, nhu cầu của khách hàng.

(Theo Viễn Nguyệt // Báo đầu tư)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Đã nhập siêu 1,6 tỷ USD
  • Xuất khẩu 7 cẩu trục sang Indonesia
  • Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt hơn 50 nghìn tấn
  • Xuất khẩu - một năm được mùa
  • Các mặt hàng nhập khẩu chính trong tháng 1/2010
  • Kính nổi nhập khẩu sẽ không áp dụng biện pháp tự vệ tại Việt Nam
  • Tháng 1/2010 xuất khẩu trên 27,4 triệu USD nhuyễn thể thân mềm
  • Nhập đường, liệu giá có giảm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo