Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cẩn thận hơn với Incoterm 2010

Các doanh nghiệp xuất khẩu cẩn thận hơn với điều kiện quy định giao nhận hàng mới - Ảnh: TL.

Các doanh nghiệp xuất khẩu từ nay phải cẩn thận hơn với điều kiện giao nhận hàng mới theo thông lệ quốc tế mang tên Intcoterm 2010 có hiệu lực vào ngày 1-1-2011.

Nếu như ở Incoterm 2000 đang thực thi trong giao nhận hàng thì phương thức giao hàng FOB người bán chỉ chịu trách nhiệm tới “lan can tàu" (Ship Rail) thì ở Incoterm 2010 được ban hành gần đây và sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2011 sắp tới, thuật ngữ này được thay thế bằng “ở trên tàu" (On Board The Vessel). Theo đó, người bán (seller) sẽ chuyển rủi ro của lô hàng mình bán thực sự cho người mua (buyer) khi hàng thực sự “ở trên tàu” chứ không phải "lan can tàu” như trước nữa.

Ông Võ Nhật Thăng, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho biết thuật ngữ mới này ra đời nhằm nhấn mạnh việc phân chia rủi ro từ người bán sang người mua một cách rõ ràng hơn so với Incoterm 2000 tại cuộc hội thảo về “Hạn chế rủi ro trong thương mại quốc tế 2011” tổ chức sáng 30-11, TPHCM.

Ngoài ra, ông Thăng còn nhấn mạnh rằng trong Incoterm 2010, các chi phí khi nhận hàng tại cảng đến như lệnh giao hàng (Deliver Order), phí vận đơn đường biển (Bill Of Lading) và nhất là phí nâng hạ container (Terminal Handing Charges) được quy định rõ hơn so với Incoterm 2000. Theo đó, Incoterm 2010 quy định các chi phí trên đều do người bán chịu nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cần ghi rõ trong hợp đồng ai sẽ chịu các chi phí này một cách rõ ràng, nếu không phần thiệt thòi sẽ nghiêng về các doanh nghiệp Việt Nam.

Các điều kiện trong Incoterm 2000 như DAF, DES, DEQ và DDU được thay thế bằng các thuật ngữ như DAT (Delivered At Terminal), hàng đến đích đã dỡ xuống; DAP (Delivered At Place), hàng đến đích sẵn sàng để dỡ xuống. Trong đó các thuật ngữ như “Terminal” và “Place” được hiểu theo nghĩa rộng hơn là cầu cảng, cảng.

Ông Thăng cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu nên chuyển dần từ điều kiện FOB sang các điều kiện khác như CIF, CFR, vì các điều kiện này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp trong việc kiểm soát lô hàng nếu đối tác chưa thanh toán đủ hoặc không thanh toán tiền thì các doanh nghiệp chỉ tốn một ít chi phí chở hàng về còn hơn mất cả lô hàng.

“Điều kiện FOB theo Incoterm 2010 chứa đựng rất nhiều rủi ro như khi giao hàng lên tàu, mặc dù người bán còn giữ các chứng từ nhận hàng (Bill Of Lading) nhưng đã mất quyền kiểm soát lô hàng của mình, các doanh nghiệp có thể mất một phần hay cả lô hàng vì không thể ra lệnh cho hãng tàu ngừng giao hàng cho người mua vì người bán không phải người thuê tàu”, ông Thăng nói.

Trong Incoterm 2010, các quy tắc giao hàng cũng được chia làm hai nhóm so với bốn nhóm trong Incoterm 2000. Nhóm một được áp dụng cho bất kỳ phương thức vận tải nào, gồm các điều kiện như EXW - giao tại xưởng; FCA - giao cho người chuyên chở; CPT - cước phí trả tới; CIP - cước phí và phí bảo hiểm trả tới; DAT - hàng đến đích đã dỡ xuống; DDP - giao hàng đã nộp thuế.

Trong khi đó, nhóm còn lại chủ yếu được áp dụng khi có vận tải biển hay nội thủy gồm các điều kiện như FAS - giao dọc mạn tàu; FOB - giao lên tàu; CFR - tiền hàng và cước phí; CIF - tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo