Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Phi - tiềm năng và cơ hội hợp tác

Năm 2009, khi các nước đang phải đối mặt với cơn bão suy thoái kinh tế trầm trọng nhất trong 30 năm qua, châu Phi vẫn có thể hy vọng đạt mức tăng trưởng GDP 4,9%, so với mức tăng bình quân 6% trong những năm vừa qua và đang trở thành một thị trường đầy triển vọng đối với các nhà đầu tư. Châu Phi ngày nay không còn bị coi là một "gánh nặng" và đã bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa.

Với diện tích hơn 30 triệu km2, chiếm một phần năm diện tích toàn cầu, đã từ lâu châu Phi nổi tiếng với những mỏ kim loại quý hiếm. Những năm gần đây, cùng với những mỏ dầu mới phát hiện, châu Phi nhanh chóng chiếm một vị trí quan trọng trên bản đồ phân phối nguồn năng lượng thế giới. Hiện tại, trữ lượng dầu mỏ đã phát hiện ở châu Phi chiếm 8% trữ lượng và 10,2% sản lượng khai thác dầu của thế giới. Châu Phi còn là nơi cung cấp nhiều mặt hàng nông, lâm sản nổi tiếng cho thị trường thế giới.  Châu Phi đang tập trung thực hiện cải cách chính trị, phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh liên kết khu vực và quốc tế để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu... Những nỗ lực đó đã mang lại cho châu Phi một kết quả đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng đạt từ 5,5% đến 6% trong 5 năm liên tục từ 2003 đến 2008. Châu Phi có khả năng trở thành thị trường tiêu thụ tiềm năng lớn trong tương lai, hấp dẫn đối với thế giới. Vì thế, châu Phi đang được nhiều "nhà chiến lược" quan tâm, như một "thế giới mơ ước" về địa chính trị - kinh tế và một thị trường đầy tiềm năng.

Mỹ, EU, Nga và Trung Quốc đang có những chính sách và bước đi cụ thể thâm nhập thị trường châu lục này. Bên cạnh yêu cầu chiến lược, Mỹ nhắm đến châu Phi như một địa chỉ cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đặc biệt là dầu mỏ, thông qua những hiệp định song phương và những đạo luật nhằm khuyến khích tự do thương mại. Ðạo luật Cơ hội và tăng trưởng châu Phi - AGOA đã được QH Mỹ gia hạn hiệu lực cho đến năm 2015, cho phép các sản phẩm của châu Phi vào thị trường Mỹ nhiều hơn. Mỹ triển khai nhiều sáng kiến trong nỗ lực "trở lại châu Phi". Lượng dầu mỏ nhập khẩu của Mỹ từ châu Phi chiếm 15% lượng dầu nhập khẩu của Mỹ và tỷ lệ này sẽ tăng lên 20% trong 10 năm tới... Ðối với EU, nhất là Pháp, châu Phi là thị trường truyền thống và các nước châu Phi luôn được dành những ưu đãi nhất định thông qua "Thỏa thuận Cô-tu-nu-EBA", cho phép các loại hàng hóa từ châu Phi hưởng ưu đãi thuế quan tại thị trường châu Âu. EU coi châu Phi là đối tác chiến lược. Hai bên mong muốn bằng các thỏa thuận trên, quan hệ châu Phi - EU sẽ vượt qua mối "quan hệ cho - nhận" trước đây, tiến tới quan hệ bình đẳng về chính trị. Hiện EU là bạn hàng thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu chính của hầu hết các nước châu Phi. Kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 278 tỷ euro năm 2008, tăng 48% so với năm 2007...

Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng quan hệ kinh tế - thương mại thì Trung Quốc mới là nước có những bước đi ngoạn mục. Châu Phi là thị trường xuất khẩu lớn của Trung Quốc. Có tới 190/440 mặt hàng của Trung Quốc sang khu vực này được miễn thuế quan. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba ở châu lục này sau Mỹ và Pháp. Kim ngạch thương mại Trung Quốc - châu Phi tăng từ một tỷ USD năm 1999 lên 40 tỷ USD năm 2005 và lên 106,8 tỷ USD năm 2008 (tăng 250%). Tổng vốn đầu tư của Trung Quốc tới cuối năm 2008 vượt 100 tỷ USD và Trung Quốc đã trở thành nước đầu tư lớn nhất tại châu Phi...

Với Việt Nam, tuy chưa có những điều kiện kinh tế - tài chính làm đòn bẩy cho hợp tác với châu Phi, nhưng chúng ta sẵn sàng chia sẻ với các bạn châu Phi kinh nghiệm trong xóa đói, giảm nghèo, thông qua tất cả những hình thức hợp tác trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp... Bạn bè châu Phi tìm thấy ở Việt Nam một người bạn, một đối tác tin cậy và chân tình. Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế như FAO, Diễn đàn hợp tác Á - Phi (NAASP) và nhiều nước châu Phi chọn làm hình mẫu để học tập và làm đối tác trong mô hình hợp tác hai bên, ba bên ở châu Phi.

Tiếp tục giai đoạn 3 của "Chương trình hành động thúc đẩy quan hệ Việt Nam - châu Phi giai đoạn 2004 - 2010",  năm 2009 đã được Chính phủ xác định là năm trọng điểm trong quan hệ kinh tế với châu Phi, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, phấn đấu nâng tổng giá trị trao đổi thương mại với châu Phi đạt 2,5 tỷ USD năm 2009 và ba tỷ USD vào năm 2010. Với dân số khoảng một tỷ người (2009), các quốc gia châu Phi phần lớn đều là những nước đang hoặc chậm phát triển, nên nhu cầu nhập khẩu của châu Phi rất lớn, gần 200 tỷ USD/năm. Cơ cấu nhập khẩu của các nước châu Phi khá đa dạng và nhìn chung phù hợp cơ cấu xuất khẩu hàng của Việt Nam, như máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, các sản phẩm điện, điện tử, cơ khí, các sản phẩm công nghệ cao, đến các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân như hàng giày dép, dệt may, thực phẩm, dược phẩm, hàng tiêu dùng... Ðầu tư tại chỗ để tận dụng nguồn nguyên liệu, lao động địa phương và hưởng các ưu đãi về thuế và phi thuế quan là các hướng có thể cân nhắc. Sự thiếu vắng trên thị trường những mặt hàng vật liệu xây dựng, các loại máy sản xuất nông nghiệp cầm tay, đồ gỗ dân dụng hoặc các thiết bị điện tử dân dụng, xe máy, xe đạp... có thể là những gợi ý cho các doanh nghiệp lập các cơ sở sản xuất tại chỗ, hoặc thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm ở châu Phi. Các doanh nghiệp cũng có thể nghiên cứu khả năng triển khai các dự án liên danh hoặc thuê đất lập trang trại trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Theo nhà kinh tế V.Ma-ha-gian, tác giả cuốn Châu Phi đang nổi lên, ở châu Phi có từ 50 đến 150 triệu người thuộc lớp "tinh hoa kinh tế", có sức mua tương đương tầng lớp trung lưu ở các nước Tây Âu; khoảng 350 - 500 triệu người có sức mua tương đương người Trung Quốc hoặc người Ấn Ðộ. Ðây là nhóm người có việc làm ổn định, dùng điện thoại di động, khao khát mua xe hơi hoặc xe gắn máy, muốn sống trong các biệt thự, căn hộ với nội thất nhập... Châu Phi đang có rất nhiều cơ hội mới để doanh nghiệp khai thác, vấn đề hiện nay phụ thuộc vào quyết tâm và sự nhanh nhạy của doanh nghiệp, doanh nhân đối với thị trường này.

(Theo CAO VŨ MAI // Báo Nhân dân // Bộ Ngoại giao)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Thị trường Israel không quá khó tính
  • “Bàn đạp” đưa hàng hóa vào Campuchia
  • Doanh nghiệp cần biết: Một số Qui định về thủ tục xuất, nhập khẩu của Xu-Đăng
  • Cơ hội xuất khẩu rau quả vào Nhật
  • Xuất khẩu nông sản sang Nhật: Cơ hội đang rộng mở
  • Global GAP và ISO 22000 - “Giấy thông hành” cho thủy sản ĐBSCL xuất khẩu
  • Cần khắc phục khó khăn khi xuất khẩu sang Nhật
  • Chớp cơ hội từ thị trường Hoa Kỳ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo