Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chớp cơ hội từ thị trường Hoa Kỳ

Nhu cầu các loại ống thép có đường kính nhỏ tại <a class='atag' href='http://www.tinkinhte.com/Hoa Kỳ/nd5-search.1/'>Hoa Kỳ</a> là rất lớn. - tinkinhte.com
Nhu cầu các loại ống thép có đường kính nhỏ tại Hoa Kỳ là rất lớn.
Doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ thời cơ tại thị trường Hoa Kỳ khi nước này chính thức áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng ống thép nhập khẩu từ Trung Quốc.

Từ quyết định áp thuế mặt hàng ống thép của Hoa Kỳ...

Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) mới nhất trí thông qua đề xuất áp thuế suất thuế nhập khẩu mới từ 10,36% đến 15,78% đối với các loại ống thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Lý do mà cơ quan này đưa ra là các mặt hàng ống thép được Chính phủ Trung Quốc trợ giá trong sản xuất và xuất khẩu.

USITC cho biết, văn bản chính thức sẽ sớm được gửi tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ để cơ quan này sớm áp mức thuế trên ngay trong năm 2010.

Quyết định của USITC được thông dựa theo đơn khiếu nại của United Steelworkers Union, tổ chức công đoàn lớn nhất trong ngành sản xuất thép của Hoa Kỳ, cùng nhiều doanh nghiệp sản xuất ống thép của Hoa Kỳ, như Maverick Tube Corp, United States Steel Corp., V&M Star LP, V&M Tubular Corp., TMK IPSCO, Evraz Rocky Mountain Steel, Wheatland Tube Corp., Northwest Pipe...

Với mức thuế cao như vậy, đây là đòn giáng mạnh vào mặt hàng rất có lợi thế của Trung Quốc, bởi kim ngạch nhập khẩu ống thép các loại của Hoa Kỳ từ Trung Quốc lên tới 2,74 tỷ USD trong năm 2008.

Phản ứng lại quyết định này của USITC, Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, phán quyết trên của Hoa Kỳ là sai lầm, vì thực tế, khủng hoảng tài chính đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành này.

Đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống thép nhập khẩu, bởi trước đó, biện pháp này cũng được áp đặt với các sản phẩm nhập khẩu từ Đài Loan.

... tới những cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam

Ngay sau khi biết thông tin trên, ông Lê Vĩnh Sơn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà (Công ty Sơn Hà) cho rằng, đây là cơ hội tốt để sản phẩm của Sơn Hà mở rộng thị trường.

“Việc bị áp thuế cao như vậy sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Trung Quốc tại Hoa Kỳ và là thời cơ để Sơn Hà mở rộng sản xuất và xuất khẩu ống thép inox công nghiệp có đường hàn”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, hiện tại Sơn Hà chỉ sản xuất sản phẩm mang ký hiệu A312 này khoảng 400 tấn/tháng, trong khi công suất thiết kế là 1.000 tấn/tháng. Do đó, Công ty Sơn Hà sẽ đẩy sản xuất lên hết công suất thiết kế.

“Chúng tôi đưa ra mục tiêu trong 2 năm tới, sẽ sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2.000 tấn/tháng. Đây là thị trường vô cùng lớn, nên cơ hội dành cho doanh nghiệp Việt Nam cũng rất nhiều”, ông Sơn kỳ vọng.

Sở dĩ doanh nghiệp này mạnh dạn đặt mục tiêu tăng khả năng sản xuất lên tới 5 lần so với hiện nay là bởi đã có được các khách hàng sẵn có tại Hoa Kỳ. Với 8 bạn hàng đang sở hữu nhiều tổng kho lớn khắp thị trường Hoa Kỳ, ông Sơn cho rằng, khả năng tăng xuất khẩu mặt hàng A312 của Công ty Sơn Hà là rất lớn.

Một trong những cơ sở để doanh nghiệp này tin tưởng vào khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu là bởi Công ty Sơn Hà là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam có chứng chỉ PED, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Khoảng 2.000 tấn sản phẩm bán vào Hoa Kỳ trong 2 năm qua đã chứng minh chất lượng của doanh nghiệp này đã được thị trường Hoa Kỳ chấp nhận.

Một điểm đáng chú ý là, theo các chuyên gia trong ngành thép, có nhiều yếu tố giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng sản xuất sản phẩm ống thép inox có đường hàn đạt tiêu chuẩn nói trên. Đây là sản phẩm ít quốc gia tham gia sản xuất. Ngoài Đài Loan, Trung Quốc, thì ở khu vực châu Âu hay các nước lân cận Việt Nam, không có nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này.

Ngay tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp chỉ quan tâm tới đầu tư sản xuất các loại ống thép có đường kính lớn, còn những loại ống có đường kính nhỏ hơn 10 inch lại ít quan tâm. Trong khi đó, nhu cầu các loại ống thép có đường kính nhỏ tại Hoa Kỳ là rất lớn.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là hiện chưa có nhiều DN Việt Nam đủ điều kiện tham gia cạnh tranh trên thị trường bằng sản phẩm đạt chuẩn. Do vậy, việc chỉ duy nhất Công ty Sơn Hà có chứng chỉ PED để thâm nhập thị trường Hoa Kỳ là thông tin buồn của ngành sản xuất ống thép Việt Nam khi cơ hội tăng xuất khẩu đang rộng mở.

(Theo Duy Đông // Báo đầu tư)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo