Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Israel không quá khó tính

Hàng nông sản Việt Nam có nhiều khả năng chinh phục thị trường Israel. - tinkinhte.com
Hàng nông sản Việt Nam có nhiều khả năng chinh phục thị trường Israel.
Không ít doanh nghiệp Việt Nam cho rằng kinh doanh với thị trường Israel có nhiều rủi ro, nhất là về tình hình an ninh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để hàng hóa Việt Nam có thể vào được thị trường này.

Theo ông Đinh Xuân Lưu, Đại sứ Việt Nam tại Israel, Israel có nền kinh tế phát triển với các ngành công nghiệp kỹ thuật cao chiếm vai trò chủ đạo. Việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ và kỹ thuật của Israel nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn cần thiết.

Năm 2009 đã có những bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Israel với hàng loạt hiệp định đã được ký kết giữa hai nước. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta có thể đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm thông qua việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn Israel.

Chẳng hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, Israel là một trong những nước có nền khoa học nông nghiệp phát triển, Việt Nam có thể trở thành thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất máy móc nông nghiệp công nghệ cao của Israel.

Ông Lưu cho rằng, các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam rất phù hợp và hoàn toàn có thể chinh phục được thị trường Israel, đặc biệt là các mặt hàng nông sản như: gạo, cà phê, chè, tiêu, đồ gỗ... Ngoài ra các mặt hàng quần áo, giày dép... cũng rất phù hợp với thị trường này.

Israel là thị trường tương đối dễ tính, nhưng điều đó không có nghĩa là hàng hoá chất lượng thế nào cũng vào được. Dân số Israel tuy không đông nhưng có thu nhập khá cao nên các mặt hàng tiêu dùng vào thị trường này đòi hỏi chất lượng tốt, giá cả vừa phải.

Để hàng hóa Việt Nam có thể vào được thị trường này nhanh và hiệu quả, có rất nhiều cách. Một trong số đó là các doanh nghiệp Việt Nam cần mạnh dạn tham gia các kỳ hội chợ thương mại. Đây là cách tốt nhất để người tiêu dùng Israel có thể “mắt thấy, tai nghe” về các sản phẩm của Việt Nam. Bên cạnh đó cũng cần phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, hội thảo... để tuyên truyền cho thị trường cũng như hàng hoá Việt Nam.

“Chúng tôi sẽ đẩy mạnh vai trò là cầu nối giữa hai thị trường Việt Nam và Israel. Sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hoá vào thị trường Israel”, ông Lưu khẳng định.

Không ít doanh nghiệp Việt Nam cho rằng kinh doanh với thị trường Israel có nhiều rủi ro, nhất là về tình hình an ninh. Tuy nhiên, là người trực tiếp làm việc và sinh sống tại Israel, ông Lưu nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận được thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường Israel, đa số thông tin mà họ có được thông qua... tivi.

Thực tế thỉnh thoảng vẫn có các cuộc đụng độ giữa Israel và Palestin, nên nhiều doanh nghiệp còn “ngại” thị trường này. Trên thực tế, Israel là đất nước phát triển trên 60 năm, có quan hệ kinh tế thương mại với rất nhiều nước trên thế giới. Xuất khẩu của Israel tăng trưởng mạnh, năm 2009 là năm thấp nhất cũng đạt trên 50 tỷ USD, điều này cho thấy phát triển kinh tế, thương mại của Israel rất ổn định.

Với thị trường Israel chúng ta cũng không hi vọng là có sự đột biến, vì dân số chỉ hơn 7 triệu người. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên tích cực đẩy mạnh hợp tác với thị trường này, bởi đây sẽ là đòn bẩy để mở rộng sang các thị trường trong khu vực, ông Lưu nói.

Năm 2010, sứ quán Việt Nam tại Israel sẽ đẩy mạnh nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là công tác quảng bá xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm đối tác... Đẩy mạnh việc hợp tác với các bộ, ngành của Israel để đưa các doanh nghiệp Israel vào thị trường Việt Nam nhằm chuyển giao công nghệ và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.

(Theo Minh Anh // Vneconomy)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • “Bàn đạp” đưa hàng hóa vào Campuchia
  • Doanh nghiệp cần biết: Một số Qui định về thủ tục xuất, nhập khẩu của Xu-Đăng
  • Cơ hội xuất khẩu rau quả vào Nhật
  • Xuất khẩu nông sản sang Nhật: Cơ hội đang rộng mở
  • Global GAP và ISO 22000 - “Giấy thông hành” cho thủy sản ĐBSCL xuất khẩu
  • Cần khắc phục khó khăn khi xuất khẩu sang Nhật
  • Chớp cơ hội từ thị trường Hoa Kỳ
  • Tiếp cận thị trường Nhật nên thông qua doanh nghiệp sở tại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo