Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp cần biết: Một số Qui định về thủ tục xuất, nhập khẩu của Xu-Đăng

Hilton - cảng  Xu- Đăng tinkinhte.com
Hilton - cảng Xu- Đăng

Qui định về nhập khẩu

Khi tiến hành nhập khẩu hàng hoá lần đầu các nhà nhập khẩu phải nộp và đăng ký hồ sơ thương nhân để được cấp mã số nhập khẩu tại Phòng Cấp phép Xuất/Nhập khẩu của Bộ Ngoại thương

Nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu đường bộ Kapoeta và Kaya

Tất cả các nhà nhập khẩu đều phải xin giấy phép nhập khẩu. Đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu được gửi tới Bộ Thương mại của Xu-Đăng trong đó phải mô tả chi tiết cũng như giá trị hàng hoá nhập khẩu. Nếu không có giấy phép nhập khẩu, nhà nhập khẩu sẽ phải trả 2% trị giá CIF khi làm thủ tục thông quan hàng.

Đối với hàng nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ Kaya, thủ tục hải quan và thông quan hàng hoá được thực hiện tại ngay cửa khẩu hoặc tại Yei. Đối với hàng nhập khẩu qua Kapoeta, các thủ tục này sẽ được tiến hành ngay tại cửa khẩu hoặc tại Juba. Riêng đối với tất cả xe hơi nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại Yei đều có thể đăng ký tại Juba.

Theo qui định của Chính phủ Xu-Đăng, hàng hoá nhập khẩu sẽ được miễn thuế nếu đó là hàng nhập khẩu của các Tổ chức phi chính phủ có đăng ký hoạt động tại Xu-Đăng, các nhà thầu của Chính phủ, một số dự án cụ thể và hàng nhập khẩu theo qui định của chính sách đầu tư.

Các mặt hàng nhập khẩu bị cấm:

-Động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng;
-Ngà voi;
-Sừng tê giác;

-Da các động vật có nguy cơ tuyệt chủng;

-Chất gây nghiện;

-Giống cây trồng biến đổi gen;

-Hoá chất nông nghiệp;

-Đồ cổ;

-Vũ khí đạn dược và trang thiết bị quân sự.

 Nhập khẩu hàng hoá qua cảng Xu-Đăng (bằng đường biển), Khartoum và Juba (bằng đường hàng không)

Khi nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu này cần chú ý các qui định sau:

 1. Tờ khai nhập khẩu (IDF): Tất cả các hàng hoá thương mại nhập khẩu vào Xu-Đăng đều phải có tờ khai hàng nhập khẩu. Các thông tin sau cung cấp bởi các nhà cung cấp thông qua Hoá đơn chiếu lệ sẽ được khai báo trên tờ khai nhập khẩu:

-Mô tả, các thông số kỹ thuật của hàng hoá nhập khẩu cùng số lượng, trọng lượng hàng hoá;

-Giá trị FOB

-Cước vận tải (nếu có)

-Đồng tiền thanh toán;

-Phương thức vận tải;

-Xuất xứ hàng hoá (Chứng nhận xuất xứ hàng hoá phải do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp);

-Giá trị bảo hiểm (nếu có);

Trong trường hợp hàng nhập khẩu được mua theo giá FOB thì nhà nhập khẩu phải cung cấp Hoá đơn chiếu lệ cho cước vận tải và bảo hiểm

 2. Xu-Đăng sử dụng định nghĩa giá trị theo qui tắc Brussels

 3. Các nhà nhập khẩu phải xuất trình:

-Tờ khai nhập khẩu;

-Chứng nhận xuất xứ;

-Giấy chứng nhận kiểm dịch ( nếu là hàng phải kiểm dịch)

-Giấy chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn của Cơ quan tiêu chuẩn đo lường Xu-Đăng (SSMO)

 4. Các nhà nhập khẩu phải trả phải thuế, phí các loại và nhận lệnh thông quan hàng. Các loại thuế, phí này sẽ phải nộp trước khi giải phóng hàng.

 5. Xu-Đăng không yêu cầu phải kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng. Tuy nhiên , các nhà nhập khẩu vẫn nên có các giấy chứng nhận kiểm tra trước khi xuất hàng do các tổ chức giám định hàng hoá có đăng ký với Cơ quan tiêu chuẩn đo lường của Xu-đăng (SSMO) ban hành. Kiểm tra lại hàng hoá có thể được thực hiện bởi Tổ chức này nếu Hải quan có yêu cầu.

 6. Xu-Đăng không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu. Tất cả các hàng hoá sau đều có thể được nhập khẩu, trừ các hàng hoá sau:

-Đồ uống có cồn;

-Đồ cổ;
-Lông thú;

-Máy đánh bạc;                                   

-Ngà voi;

-Trang thiết bị quân sự;

-Hàng dễ thối, hư hỏng;

-Đá và kim loại quí hiếm

 7. Các chứng từ giao hàng cần có (chứng từ gốc):

7.1 Đối với các lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không:

-Không vận đơn;

-Hoá đơn của nhà cung cấp;

-Bảng kê đóng gói hàng;

-Tờ khai nhập khẩu;       

-Mã số của nhà nhập khẩu;

-Chứng nhận miễn thuế (nếu có);

-Giấy phép nhập khẩu đối với hàng lương thực, thực phẩm, các loại dược phẩm;

-Chứng nhận xuất xứ.

7.2 Đối với các lô hàng vận chuyển bằng đường biển:

-Vận đơn đường biển;

-Hoá đơn của nhà cung cấp;

-Bảng kê đóng gói hàng;

-Tờ khai nhập khẩu;            

-Mã số của nhà nhập khẩu;

-Chứng nhận miễn thuế (nếu có);

-Giấy phép nhập khẩu đối với hàng lương thực, thực phẩm, các loại dược phẩm;

-Chứng nhận xuất xứ.

Trong một số trường hợp cụ thể thì cần phải có các chứng từ sau:

-Giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ nếu là hàng nông sản;

-Hộ chiếu cá nhân nếu hàng hoá là hành lý cá nhân;

-Giấy đăng ký xe của nước xuất xứ đối với xe cũ đã qua sử dụng.

Qui định về xuất khẩu

Khi xuất khẩu hàng hoá lần đầu, nhà xuất khẩu phải nộp và đăng ký hồ sơ thương nhân để được cấp mã số nhập khẩu tại Phòng Cấp phép Xuất/Nhập khẩu của Bộ Ngoại thương. Hiện nay, Xu-Đăng không áp dụng hạn ngạch xuất khẩu cũng như không áp dụng giá xuất khẩu tối thiểu và các qui định hạn chế xuất khẩu tự nguyện. 

(Vietrade)

 

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Cơ hội xuất khẩu rau quả vào Nhật
  • Xuất khẩu nông sản sang Nhật: Cơ hội đang rộng mở
  • Global GAP và ISO 22000 - “Giấy thông hành” cho thủy sản ĐBSCL xuất khẩu
  • Cần khắc phục khó khăn khi xuất khẩu sang Nhật
  • Chớp cơ hội từ thị trường Hoa Kỳ
  • Tiếp cận thị trường Nhật nên thông qua doanh nghiệp sở tại
  • DN VN XK sang Thổ Nhĩ Kỳ : Đừng để..."tiền mất, tật mang"
  • Sénégal, thị trường đầy tiềm năng cho hàng hoá Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo