Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2010, Việt Nam đã xuất khẩu 7.521 tấn hạt tiêu, trị giá 23,45 triệu USD, tăng 60,46% về kim ngạch so với cùng kỳ nhưng giảm 7,41% về kim ngạch so với tháng 12/2009.
Tháng 1/2010, Việt Nam đã xuất khẩu 7.521 tấn hạt tiêu
Trong 24 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chính của Việt Nam, Hoa Kỳ và Đức là 2 thị trường chiếm kim ngạch cao. Cụ thể, trong tháng 1/2010, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang Hoa Kỳ đạt gần 3,8 triệu USD, chiếm 16,1% tổng kim ngạch; tăng 9,46% so với tháng 12/2009 và tăng 61,97% so với cùng kỳ năm 2009. Đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Đức với 3,51 triệu USD, chiếm 14,97% tổng kim ngạch, tăng 57,37% so với tháng 12/2009 và tăng tới 169,66% so với cùng kỳ năm 2009.
Tiếp theo là 2 thị trường Ấn Độ và Hà Lan cũng đạt kim ngạch cao trên 1 triệu USD với mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ lần lượt là 130,63% và 27,7%.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong thời gian gần đây, thị trường hồ tiêu đang có nhiều thuận lợi, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh và giá hạt tiêu xuất khẩu cũng tăng ở mức cao. Dự báo, trong thời gian tới, giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng vì nhu cầu tiêu thụ trên thế giới chưa có dấu hiệu giảm.
Trạng thái xuất siêu trong tháng 7 đã không thể kéo dài thêm. Trong nửa đầu tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam lại ghi nhận mức thâm hụt xấp xỉ 256 triệu USD, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.
Ghi lại ý kiến của ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TPHCM của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro), về cách thức làm ăn với người Nhật và thâm nhập thị trường Nhật tại hội thảo “Hội nhập kinh tế thế giới”, do Công ty Điện tử Minh Trân tổ chức tuần qua.
Hiện số lượng các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo còn quá ít, do các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển các sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
Trung Quốc vẫn là một thị trường trọng điểm hàng đầu và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng lớn như vậy, DN VN sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những mặt hàng chủ lực. Song, thị trường này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sau thảm hoạ động đất và sóng thần tháng 3-2011, nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản bị sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng dự báo sẽ tăng mạnh đối với một số hàng hoá trong thời gian khoảng một năm sau đó.
Trong số các phương thức tiếp cận thị trường, tham dự Hội chợ quốc tế được đánh giá là một trong những công cụ hiệu quả nhất nếu doanh nghiệp chuẩn bị kỹ càng và có đầu tư xứng đáng.
Năm 2009, khi các nước đang phải đối mặt với cơn bão suy thoái kinh tế trầm trọng nhất trong 30 năm qua, châu Phi vẫn có thể hy vọng đạt mức tăng trưởng GDP 4,9%, so với mức tăng bình quân 6% trong những năm vừa qua và đang trở thành một thị trường đầy triển vọng đối với các nhà đầu tư. Châu Phi ngày nay không còn bị coi là một "gánh nặng" và đã bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Không ít doanh nghiệp Việt Nam cho rằng kinh doanh với thị trường Israel có nhiều rủi ro, nhất là về tình hình an ninh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để hàng hóa Việt Nam có thể vào được thị trường này.
Hôm nay 9-3, tại khuôn viên Trường Đại học An Giang sẽ diễn ra hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) năm 2010. Hội chợ đánh dấu bước ngoặc 10 năm quan hệ hợp tác giữa TPHCM và tỉnh An Giang (2000-2010) trong việc chăm lo thị trường nội địa, vận động phát triển hàng Việt, xúc tiến thị trường Campuchia. Đây chính là thành quả lớn nhất sau 10 năm hợp tác của 2 địa phương.
Khi tiến hành nhập khẩu hàng hoá lần đầu các nhà nhập khẩu phải nộp và đăng ký hồ sơ thương nhân để được cấp mã số nhập khẩu tại Phòng Cấp phép Xuất/Nhập khẩu của Bộ Ngoại thương
Thương vụ VN tại Nhật Bản cho biết: Hiện người tiêu dùng nước này đang có xu hướng tìm mua 5 loại trái cây mà theo họ có lợi cho sức khỏe là chuối, dứa, đu đủ, xoài và bơ
Từ năm 2010, khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được triển khai đồng bộ, sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật với thuế suất 0%. Điều này đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản.
Chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng trọng điểm về xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nghề nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản nơi đây sẽ gặp nhiều khó khăn khi thị trường nhập khẩu có những quy định ngày càng khắt khe hơn trong kiểm soát chất lượng sản phẩm từ “sản xuất đến bàn ăn”. Trong bối cảnh hiện nay, chứng nhận tiêu chuẩn Global GAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) và ISO 22000 (chứng tỏ cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm của doanh nghiệp) được xem như “giấy thông hành” cho thủy sản ĐBSCL xuất khẩu thêm thuận lợi.
Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Tiểu thương tại đây hàng năm đều cam kết về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không bán hàng lậu và hàng nhái. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng điều này rất khó khả thi.
Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).
Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ còn cao và hiệu quả hơn nữa nếu quản lý nhà nước khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tệ tham nhũng, tính khó tiên liệu của chính sách, và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Giá cá trên thị trường toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng lớn đối với những loại hải sản cao cấp như cá ngừ và hàu, trong khi sản lượng đánh bắt có chiều hướng giảm sút.
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt Nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của Big C, Metro, Lotte... vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày.
Lại tương tự giá thuốc, giá thực phẩm chức năng cũng đang “nhảy múa thoải mái” khi giá mua vào với giá bán ra chênh nhau tới cả chục lần! Thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng các quy định về quản lý thực phẩm chức năng đang tỏ ra quá lạc hậu. Phần quản lý giá của mặt hàng này đang bị thả nổi hoàn toàn.
Tháng 4, nhập khẩu đạt con số 6,95 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng qua lên hơn 24,8 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu 4 tháng là 20,1 tỷ USD, như vậy, nhập siêu những tháng đầu năm đã lên khoảng 4,7 tỷ USD, tương đương với hơn 23% kim ngạch xuất khẩu. Với cách làm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% trong năm nay là rất khó.
Mark Zimmeran – cựu cố vấn Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật”.
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 ước đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch nhập khẩu 3 tháng ước đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu cần nhập khẩu tăng 35,3%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu dự báo tăng khoảng 60,2% và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của kinh tế trong nước sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng, đặc biệt việc thực hiện giải ngân vốn FDI được dự báo tăng cao sẽ khiến nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất cũng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009.
Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) về nguyên tắc có hiệu lực từ 01/01/2010, có lộ trình cắt giảm tới gần 7.000 dòng thuế. Indonesia đã yêu cầu đàm phán lại với TQ về việc hoãn thực thi ACFTA. Việt Nam hầu như vẫn chưa có một bộ hàng rào kỹ thuật đầy đủ cho các ngành sản xuất trong nước. Mối lo nhập siêu gia tăng từ TQ và mối lo nhiều Doanh nghiệp VN mất thị trường nội địa là có cơ sở....
Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong quá trình tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu với những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo mà thị trường đặt ra, thì Việt Nam còn nhiều việc phải làm...
Xuất khẩu khoảng 25% tổng sản lượng gạo hàng năm, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tụt dốc quá xa so với của Thái Lan trong thời gian qua, và những người nông dân vẫn không được hưởng lợi tương ứng với công sức của mình bỏ ra,....