Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một số kinh nghiệm tham dự hội chợ quốc tế

Trong số các phương thức tiếp cận thị trường, tham dự Hội chợ quốc tế được đánh giá là một trong những công cụ hiệu quả nhất nếu doanh nghiệp chuẩn bị kỹ càng và có đầu tư xứng đáng.

Doanh nghiệp sẽ có rất nhiều thuận lợi như: dễ dàng tiếp cận với những thông tin mới, xu hướng mới, định hướng thị trường, nhanh chóng nhận được phản hồi của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ. Ngoài ra, đây là những cơ hội cho các doanh nghiệp củng cố mối quan hệ với đối tác truyền thống, tiếp xúc trực tiếp với những khách hàng tiềm năng- những người đưa ra quyết định kinh doanh. Với đặc điểm chính là gặp gỡ, giao tiếp với những đối tượng là khách tham quan chuyên nghiệp thực sự, hội chợ chính là nơi bạn có thể chuyển tải thông tin về công ty trực tiếp nhất, ấn tượng nhất đến đúng đối tượng quan tâm. Để có thể lên một kế hoạch tham dự hội chợ tốt, DN nên tham khảo các lưu ý sau đây :
 
Lựa chọn một hội chợ phù hợp là khởi đầu cho sự thành công
  1. Lựa chọn một hội chợ quốc tế phù hợp để tham gia là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất cho một công ty, nhất là với những công ty tham gia lần đầu tiên. Có rất nhiều thông tin về hội chợ và công ty có thể quá tải với những thông tin mời tham dự. Vì vậy, việc quyết định tham dự một hội chợ nào đó với tư cách là nhà triển lãm phải là một quá trình nghiên cứu nghiêm túc từ phía công ty chứ không phải theo cảm tính hay đơn thuần vì công ty được tài trợ chi phí để tham dự. Lý do là vì cho dù bạn được tài trợ gian hàng thì bạn vẫn phải bỏ ra rất nhiều chi phí khác để tham gia triển lãm. Để có sự lựa chọn đúng đắn, công ty cần xem xét một trong những bước sau:
  2. Phân tích năng lực công ty dựa trên phân tích SWOT để thấy được tiềm năng của công ty nằm ở thị trường nào, sản phẩm nào của công ty phù hợp với phân khúc nào của thị trường từ đó định hướng thị trường xuất khẩu 
  3. Phân tích, nghiên cứu thị trường định hướng: đặc tính thị trường, yêu cầu chất lượng, kênh phân phối... để tìm ra một hội chợ phù hợp với khả năng cung cấp của công ty. 
  4. Tìm kiếm thông tin hội chợ phù hợp trên các kênh có uy tín: công cụ tìm kiếm (Google), những trang web về hội chợ (vd: www.auma.de), cơ quan xúc tiến thương mại, thông tin về ngành hàng chuyên biệt. 
  5. Những hội chợ quốc tế lớn nhất chưa chắc là những hội chợ tốt nhất cho các công ty vừa và nhỏ bởi sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn hiện diện. 
  6. Sẽ có nhiều thuận lợi nếu công ty tham quan hội chợ tiềm năng để tìm hiểu, học hỏi trước khi quyết định đem sản phẩm của công ty đi "trình làng" 

Sự chuẩn bị sớm và hoàn hảo góp phần cho sự thành công

  1. Việc tham gia trưng bày tại hội chợ không những thể hiện bộ mặt của công ty mà còn là đại diện cả ngành hàng, quốc gia. Do đó, cần phải lên một kế hoạch hành động cụ thể cần làm gì và thời gian hoàn tất để đảm bảo rằng mọi việc theo đúng tiến độ và có sự chuẩn bị. 
  2. Cần lên danh mục các công việc cần kiểm tra kiểm tra (checklist) và lịch trình (schedule) cụ thể nhằm tránh bỏ sót nhiều chi tiết. 
  3. Cần chuẩn bị các công việc càng sớm càng tốt vì sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí vì càng về cuối chi phí càng tăng. Ít nhất phải có thời gian 4 tháng để chuẩn bị cho một hội chợ có qui mô nhỏ. 
  4. Nên xem xét kỹ sơ đồ gian hàng, vị trí các khu vực cần liên hệ về hành chính, hậu cần để không mất thời gian tìm kiếm vì khuôn viên của hội chợ thường rất lớn. Ngoài ra, cần phải biết có những khái niệm nhất định về nơi mình đến, sưu tầm bản đồ khu vực nơi sẽ ở ngay cả khi chúng ta đã có người hướng dẫn đoàn. 
  5. Đưa ra các phương án dự phòng cho những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đi lại như: hàng đến trễ, thất lạc catalogue, brochure... thậm chí lạc đường.... 
(Nguồn: vietrade.gov.gn)

 

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Châu Phi - tiềm năng và cơ hội hợp tác
  • Thị trường Israel không quá khó tính
  • “Bàn đạp” đưa hàng hóa vào Campuchia
  • Doanh nghiệp cần biết: Một số Qui định về thủ tục xuất, nhập khẩu của Xu-Đăng
  • Cơ hội xuất khẩu rau quả vào Nhật
  • Xuất khẩu nông sản sang Nhật: Cơ hội đang rộng mở
  • Global GAP và ISO 22000 - “Giấy thông hành” cho thủy sản ĐBSCL xuất khẩu
  • Cần khắc phục khó khăn khi xuất khẩu sang Nhật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo