Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Con đường tơ lụa ở châu Phi

Các doanh nghiệp của Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng hoạt động tích cực tại châu Phi Xahara và lợi ích mà họ quan tâm ở lục địa giờ đây không chỉ đơn thuần là hướng tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trong 5 năm qua, xuất khẩu của châu Phi sang châu Á đã tăng 3 lần, biến châu Á thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của các nước châu Phi (với tỷ trọng 27%) sau Liên minh châu Âu (32%) và Mỹ (29%). Các khoản đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và Ấn Độ vào châu Phi cũng đã tăng, chẳng hạn từ Trung Quốc là 1,18 tỷ USD vào giữa năm 2006. Các số liệu mới cho thấy, các doanh nghiệp châu Á hoạt động tại châu Phi bắt đầu đa dạng hơn. Bên cạnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên và dầu lửa, các DN ngày nay quan tâm đến một loạt các lĩnh vực khác. Xu hướng này có thể giúp châu Phi sản xuất được các mặt hàng tiên tiến hơn và tham gia đầy đủ hơn vào trao đổi mậu dịch quốc tế.

Chắc chắn, nếu nhìn vào tình hình hiện tại thì các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu của châu Phi sang châu Á. Điểm mới ở đây là dầu lửa ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư hơn từ châu Á. Đây là một cơ hội quan trọng cho việc tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở châu Phi bởi những trao đổi thương mại trong nhiều năm qua chỉ tập trung vào các sản phẩm thô và tài nguyên thiên nhiên.

Hiện nay tại châu Phi có 300 triệu người nghèo sinh sống trong khi những tiến bộ của châu Á đã giúp 400 triệu người thoát khỏi cảnh đói cùng cực trong vòng 25 năm qua.

Rất nhiều người tự hỏi liệu « phép mầu nhiệm » có thể lại xảy ra tại châu Phi Xahara và châu Mỹ Latinh hay không. Mặc dù có thể lạc quan trước những tiến bộ trong các luồng trao đổi hàng hoá và đầu tư giữa châu Á và châu Phi song vẫn nhận thấy những mất cân đối trong quan hệ kinh tế giữa hai khu vực. Trung Quốc và Ấn Độ áp dụng các loại thuế tương đối cao đối với các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của châu Phi, những sản phẩm có giá trị tối đa, điều này gây cản trở các nước châu Phi trong việc khai thác hết thị trường của mình. Do vậy, xuất khẩu của châu Phi chỉ chiếm 1,6% tổng giá trị nhập khẩu của châu Á.

Trao đổi Nam-Nam

Việc tăng mạnh các hoạt động thương mại và đầu tư của châu Á tại châu Phi cho thấy bắt đầu có sự chuyển biến trong trao đổi giữa hai châu lục. Ngày nay, chủ yếu các trao đổi vẫn thực hiện giữa Bắc và Nam tức là giữa các nước phát triển như châu Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ với châu Phi. Nhưng những gì đang diễn ra giữa Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi cũng phản ánh xu hướng tăng nhanh các luồng đầu tư và trao đổi Nam-Nam. Người ta ngày càng nhận rõ điều này trên phạm vi thế giới, nhất là khi trao đổi thương mại và đầu tư giữa các nước đang phát triển đã tăng gấp đôi.

Thương mại giữa châu Phi và châu Á đã tạo ra những sản phẩm với giá phải chăng mà người dân châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc có thể mua được. Những sản phẩm này hoặc được bán tại châu Phi, hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ hoặc một nước thứ ba. Đồng thời, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và Ấn Độ tìm cách sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm tiên tiến như của ngành công nghiệp linh kiện ôtô tại Nam Phi để cung cấp cho thị trường thế giới. Điều này cho phép châu Phi lần đầu tiên tiếp cận với mạng lưới xuất khẩu thế giới với các sản phẩm tiên tiến hơn sản xuất tại các nước thứ ba.

Xuất khẩu của châu Phi sang châu Á đã tăng mỗi năm 20% trong 5 năm qua và tăng 30% kể từ năm 2003

Giải pháp truyền thống là giảm các rào cản thương mại sẽ là chưa đủ. Điều quan trọng là tiến hành những cuộc cải cách « ở bên này biên giới » để khuyến khích cạnh tranh, tăng cường các thể chế thị trường và cải thiện việc điều hành ngay cả trong những nước châu Phi và thực hiện các cuộc cải cách « giữa biên giới » của hai khu vực nhằm giảm chi phí giao dịch quốc tế.

Điều mà các nước châu Phi cần làm để thu hút đầu tư Trung Quốc là giảm chi phí kinh doanh. Một số nước đã tiến hành theo chiều hướng này: Môi trường đầu tư đã được cải thiện tại nhiều nước châu Phi năm 2005 và khu vực châu Phi cận Xahara đã được xếp ở vị trí thứ 3 về những thành tích đạt được, chỉ sau khu vực Đông Âu, Trung Á và những nước có thu nhập cao của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OCDE).

Khoảng 1/3 dân châu Phi sống trong những nước có tỷ lệ tăng trưởng dân số cao hơn tăng trưởng kinh tế, do vậy nền kinh tế bị suy thoái. Tuy nhiên cũng nhận thấy những triển vọng tốt đẹp tại 14 nước nơi có 65% người Phi sinh sống : Khoảng 30% trong số họ sống tại những nước xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, 35% tại các nước có mức tăng trưởng hàng năm trung bình là 5% trong 10 năm qua.

Nhiều nước có thể tận dụng những cơ hội trao đổi Nam-Nam còn chưa được khai thác, chẳng hạn bằng cách nỗ lực xúc tiến du lịch sang Trung Quốc, Đông Âu, châu Mỹ La tinh và Liên Xô cũ. Ngành công nghiệp du lịch ở châu Phi chưa được phát triển đầy đủ, đây là một thị trường khổng lồ có nhiều tiềm năng đang chờ được cụ thể hoá.

Một điều cần mà châu Phi đang thiếu đó là cơ sở hạ tầng - đường xá, sân bay, các hệ thống vận tải, viễn thông. Đây là điều bất cập mà các đối tác thương mại của châu Phi cảm nhận rõ nhất. Với diện tích 30 triệu km2, châu Phi chỉ có 89.000 km đường sắt, mật độ chỉ chiếm 2,96km trên 1000 km trong khi ở châu Âu tỷ lệ này là 60km/1000. 9 dự án đường ôtô xuyên châu Phi đã xác định từ hơn hai thập kỷ cho đến nay vẫn chưa tiến hành một cách thực sự. Thị phần của châu Phi trong vận tải hàng không thế giới chỉ chiếm 4,5% trong đó cũng chỉ có 1/3 do các công ty hàng không châu Phi nắm giữ. Việc di chuyển của hành khách từ một điểm này đến một điểm khác của châu Phi thường phải quá cảnh qua châu Âu. Trung Quốc đang tìm kiếm những cơ hội đóng góp vào các hoạt động do Ngân hàng thế giới (WB) tiến hành tại châu Phi, kể cả những dự án cơ sở hạ tầng. WB có thể hợp tác với Trung Quốc và Ấn Độ, nhất là trong khuôn khổ các dự án nông nghiệp để tận dụng những kiến thức chuyên ngành của các nước này. Những kiến thức đó có thể chuyển giao giữa châu Á và châu Phi và giữ vai trò không kém phần quan trọng so với các luồng trao đổi hàng hoá và đầu tư.

Như vậy, chắc chắn rằng trao đổi thương mại và đầu tư châu Phi-châu Á cho đến nay mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong lời giải cho các vấn đề mà châu Phi đang đối mặt, dù đó là thiếu cơ sở hạ tầng hay không đủ nguồn nhân công tay nghề cao. Để vượt qua những trở ngại về tăng trưởng và phát triển, có lẽ sẽ phải mất hàng chục năm nữa.
 

(Theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008-2010
  • Các phương tiện thanh toán xuất khẩu tại Côte d’Ivoire
  • Tìm hiểu thị trường Campuchia: Một số quy chế xuất nhập khẩu
  • Xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ nên thông qua hệ thống siêu thị
  • Việt Nam là một trong những lựa chọn của doanh nghiệp Hungary
  • Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khi thanh toán tiền hàng
  • Thị trường khu vực Trung Đông - châu Phi: Phức tạp nhưng nhiều tiềm năng
  • Doanh nghiệp sẽ thành công hơn nếu có đầy đủ thông tin thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo