Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ nên thông qua hệ thống siêu thị

Xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam sang Hoa Kỳ đang chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh như vậy, các nhà xuất khẩu cần có những hướng đi thích hợp.
 
Ông Lê Quốc Hùng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ) cho biết những thay đổi về tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Hoa Kỳ:
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm đáng kể và có xu hướng chuyển sang những sản phẩm rẻ tiền hơn. Ví dụ, với hàng thủy sản, chúng ta thường xuất tôm sú sang Hoa Kỳ, nhưng nay, người dân chuyển thói quen từ dùng tôm sú sang tôm chân trắng, do giá rẻ hơn... Với diễn biến như vậy, tuỳ từng ngành hàng, các DN xuất khẩu cần có khảo sát cụ thể để có chuyển hướng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Những nhóm hàngViệt Nam nên chú trọng để đẩy mạnh xuất khẩu vào Hoa Kỳ:
Do khó khăn, người tiêu dùng Hoa Kỳ siết chặt chi tiêu hơn và những món hàng có giá trung bình dễ được thị trường này đón nhận. Tuy nhiên, giá trung bình, nhưng chất lượng không được kém, không được có sai sót và phải ổn định.
Hàng nông, lâm, thủy, hải sản Việt Nam được xem là có lợi thế xuất khẩu vào Hoa Kỳ, nhưng cho đến nay, chưa phát huy được thế mạnh của mình, nên mới hiện diện ở mức khiêm tốn tại thị trường này. Ngoài ra, các mặt hàng như đồ gỗ, may mặc, da giày và đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ, cũng cần tập trung khai thác.
- Tuy nhiên, một số mặt hàng có lợi thế xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nhưng lại chưa xuất khẩu được nhiều vì: Có nhiều lý do, trong đó lý do lớn nhất là tiêu chuẩn nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Hoa Kỳ rất ngặt nghèo, trong khi chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu đồng đều, thiếu ổn định.
- Những lời khuyên cho các DN xuất khẩu khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ:
Nên thông qua hệ thống siêu thị. Thị trường Hoa Kỳ được thâu tóm bởi mạng lưới phân phối, nên các nhà xuất khẩu Việt Nam cần tạo quan hệ tốt với các nhà phân phối. Hiện nay, có không ít người Việt Nam phân phối hàng hóa trên toàn Hoa Kỳ đối với một số ngành hàng riêng lẻ. Do vậy, các nhà xuất khẩu cần quan hệ với họ. Cơ quan ngoại giao sẵn sàng làm đại diện.

Cơ quan đại diện luôn coi ngoại giao là nhiệm vụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế, nên thường xuyên có kế hoạch tổ chức các cuộc hội thảo, phối hợp với cơ quan trong nước tổ chức các chuyến khảo sát thị trường cho các nhà DN Việt Nam.
Năm 2009, lãnh sự Việt nam tại Hoa Kỳ có kế hoạch tổ chức chuỗi hội thảo, hội nghị kéo dài cả năm, nhằm tạo cầu nối cho các nhà xuất khẩu Việt Nam có dịp tiếp xúc các nhà nhập khẩu, phân phối Hoa Kỳ để nắm bắt thông tin thị trường, giá cả và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Chúng tôi sẽ thông báo sớm về đầu mối Bộ Ngoại giao để triển khai. Chúng tôi còn làm đầu mối cung cấp thông tin, thực hiện các yêu cầu của DN Việt Nam tìm kiếm thông tin về thị trường Hoa Kỳ.
 

(Theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Con đường tơ lụa ở châu Phi
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008-2010
  • Các phương tiện thanh toán xuất khẩu tại Côte d’Ivoire
  • Tìm hiểu thị trường Campuchia: Một số quy chế xuất nhập khẩu
  • Việt Nam là một trong những lựa chọn của doanh nghiệp Hungary
  • Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khi thanh toán tiền hàng
  • Thị trường khu vực Trung Đông - châu Phi: Phức tạp nhưng nhiều tiềm năng
  • Doanh nghiệp sẽ thành công hơn nếu có đầy đủ thông tin thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo