Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm hiểu thị trường Campuchia: Một số quy chế xuất nhập khẩu

Để nhập khẩu hàng hóa vào Campuchia, đối với những lô hàng trị giá dưới 4.500,00 USD, nhà nhập khẩu có thể làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan Hải quan Campuchia. Còn nếu nhập khẩu những lô hàng trên 4.500,00 USD, nhà nhập khẩu phải thông qua dịch vụ của BIVAC, với mức lệ phí khoảng 180,00 USD cho mỗi lần thẩm định. Sau khi có thông báo thẩm định của văn phòng BIVAC, hàng hóa đó mới được làm thủ tục để nhập khẩu vào Campuchia.
 
Dịch vụ thẩm định hàng hóa trước khi vận chuyển hàng hóa nhập khẩu vào Campuchia - Hướng dẫn cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu
Bureau Veritas – BIVAC được Chính phủ Hoàng gia Campuchia ủy nhiệm như là đại lý thẩm định hàng hóa trước khi đưa hàng lên tàu ( PSI ). Dịch vụ này nhằm tạo thuận lợi trong họat động ngoại thương và đảm bảo phát triển kinh tế của đất nước.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty quốc tế BIVAC đã thực hiện các dịch vụ thẩm định hàng hóa trước khi đưa hàng lên tàu, gửi đi tất cả các nước trên mọi lục địa, điều này hoàn toàn được trợ giúp bởi Bureau Veritas, một trong những tập đoàn thẩm định và kiển tra độc lập đứng đầu thế giới.
Thông qua các họat động ngoại thương quốc tế, Công ty quốc tế BIVAC tham gia vào đáng kể trong việc tạo thuận lợi cho các họat động thương mại, vì lợi ích của nhiều nước.
Để thực hiện nhiệm vụ này như là thẩm định hàng hóa trước và gửi hàng đi cho các khách hàng, công ty quốc tế BIVAC cung cấp cho khách hàng của các nước đảm bảo độ tin cậy mà khách hàng cần.
Bureau Veritas là một trong những đại diện lớn nhất của các Công ty của Pháp trên thế giới, hiện công ty có hơn 600 văn phòng ở trên 140 nước, trên các lục địa với đội ngũ nhân viên hơn 23.700 người .
Để nhập khẩu hàng hóa vào Campuchia, đối với những lô hàng có trị giá trên 4.500,00 USD ( bốn ngàn năm trăm đôla Mỹ ) thì hàng hóa đó phải thông qua dịch vụ thẩm định của BIVAC, cụ thể như sau:
Trình tự thẩm định hàng hóa:
Trình tự thẩm định hàng hóa trước khi gửi đi ( PIO) bao gồm : Các thông tin chi tiết liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, được nhà nhập khẩu cung cấp cho văn phòng cấp giấy phép của BIVAC ( LO ) ở thủ đô Phnôm Pênh – Campuchia, cho mỗi một lần nhập khẩu .
Các thông tin này sẽ được chuyển đến BIVAC trung tâm liên hệ đến nước của nhà xuất khẩu. ( CRE ).
A/ Nước xuất khẩu  hàng hóa
1-     Liên hệ với người xuất khẩu:
Trung tâm liên hệ với các nhà xuất khẩu, yêu cầu người bán cung cấp chi tiết các thông số kỹ thuật của hàng hóa, một bản phô tô vận đơn ( Invoice) theo quy ước, địa điểm và thời gian khi hàng hóa được tiến hành thẩm định.
 2- Sự kiểm tra sản phẩm
Các chuyên gia thẩm định kiểm tra sản phẩm hiện tại của người bán ( nhà xuất khẩu )
- Nếu như có bất kỳ điều gì trái ngược nhau, người thẩm định yêu cầu người bán cần làm rõ trước khi báo cáo chính thức.
- Nếu được ủy  quyền của nhà nhập khẩu, người thẩm định có thể niêm phong vận chuyển và thông báo số niêm phong.
3- Tài liệu kiểm tra
- Các chuyên gia của CRE sử dụng báo cáo của những người thẩm định, xác định đúng các loại mã vạch ( Code ) hải quan đối với loại hàng hóa đã thẩm định .
- Các chuyên gia của CRE thực hịên phân tích giá lần cuối, dựa trên vận đơn (Invoice) thương mại hiện tại của người bán.
- Các chuyên gia của CRE tính giá trị miễn thuế hải quan theo quy định thuế hải quan của Campuchia  ( nước nhập khẩu ).
4- Giấy chứng nhận kèm theo
Nếu số lượng chỉ rõ và giá cả phù hợp hoặc đúng trong trường hợp không thống nhất, trung tâm liên hệ với nhà xuất khẩu sẽ sử dụng báo cáo để tìm phát hiện ( Clean report of Findings ). Biên bản kiểm tra thông quan .
B/ Nước nhập khẩu là Campuchia
5- Chứng nhận giao hàng:
Báo cáo tìm phát hiện ( CRE ) được chuyển bằng điện tử tới văn phòng cấp giấy phép của BIVAC, những chứng từ này được chuyển tới nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu gửi giấy chứng nhận này cùng với thông báo Hải quan đến các cơ quan Cơ quan Hải quan địa phương về việc kiểm tra và giao hàng hoá.
Danh mục hàng hoá được miễn kiểm tra :
1. Hàng hoá theo điều kiện giao hàng FOB giá trị nhỏ hơn 4.500,00 USD ( bốn ngàn năm trăm đôla Mỹ) đến điểm ngưỡng .
2. Hàng hoá dùng cho hộ gia đình và cá nhân.
3. Quà do Chính phủ nước ngoài tặng hoặc các tổ chức quốc tế quyên góp, hội từ thiện và viện trợ nhân đạo của các tổ chức thiện.
4. Hàng hoá nhập khẩu để sử dụng cho các cơ quan đại diện thuộc Tổ chức Liên hiệp quốc, thông qua các phái đoàn Lãnh sự ngoại giao.
5. Trợ cấp bằng hiện vật.
6. Hàng hoá nhập khẩu cho Chính phủ sử dụng, theo yêu cầu của Chính phủ.
7. Kim loại, đá quý, vật giá trị.
8. Các tác phẩm nghệ thuật.
9. Động vật sống.
10. Mẫu hàng quảng cáo và hàng gửi bưu điện.
11. Kim loại phế liệu.
12. Hàng hoá nhập khẩu tạm thời (nhập khẩu tạm thời để chế biến xuất khẩu);
13. Hàng hoá quá cảnh qua Campuchia (theo  quy trình kiểm tra hàng  quá cảnh của hải quan).
14. Các mặt hàng dễ nỗ và pháo hoa.
15. Đạn dược, vũ khí và các phương tiện gây chiến.
16. Báo và tạp chí xuất bản định kỳ.
17. Thuốc lá.
Lệ phí : thủ tục thanh toán và trình tự
1. Nhà nhập khẩu cung cấp cho BIVAC Mẫu đơn kiểm tra hàng trước khi đưa hàng lên tàu và vận đơn theo quy định.
2. BIVAC cấp một Biên lai thanh toán phí với khoản lệ phí ban đầu  là 180,00 USD ( một trăm tám mươi đôla mỹ ).
3 Nhà nhập khẩu thanh toán lệ phí tại Ngân hàng cổ phần Campuchia ( số 23, đường 114).
4. Nhà nhập khẩu gửi cho BIVAC Biên lai đã thanh toán được Ngân hàng ký và đóng dấu xác nhận.
5. Sau khi nhận được sự trả lời của ngân hàng, BIVAC giao cho nhà nhập khẩu Phiếu đã kiểm tra hàng (PIO).
6. Sau khi cấp Phiếu đã kiểm tra hàng, BIVAC cấp một Vận Đơn cuối cùng và giao CRF cho nhà nhập khẩu  để thanh toán nốt khoản phí cho  ngân hàng.
Lệ phí:
(a)  Hàng chứa trong container :
(i)                Hàng đủ một Container (FCL) có dấu niêm phong của BIVAC :
-         200,00 USD cho mỗi Container hàng dài 20 foot (20 foot tương đương với đơn vị trọng lượng- T.E.U).
-         90,00 USD cho hơn một T.E.U tối đa 500,00 USD (năm trăm USD) cho mỗi Biên bản kiểm tra hàng hoá.
-         250,00 USD cho mỗi Container hàng dài 40 foot hoặc chiều rộng của Container chứa hàng.
-         100,00 USD cho hơn một Container dài 40 foot hoặc chiều rộng của Container chứa hàng tối đa 500,00 USD cho mỗi Biên bản kiểm tra hàng hoá.
(ii)              Hàng không đủ một Container (LCL)
-         180,00 USD cho mỗi lần kiểm định và cấp Biên bản kiểm tra hàng.
(b)   Hàng không chứa trong container :
(i)                Dầu thô và các loại chất lỏng khác :
- 0,20 USD/tấn  với số tiền tối thiểu 180,00 USD (một trăm tám mươi đô la Mỹ) cho mỗi Biên bản kiểm tra hàng.
(ii)              Hàng hoá khác, không phải chất lỏng :
-         0,30 USD/tấn với số tiền tối thiểu 180,00 USD (một trăm tám mươi đô la Mỹ) cho mỗi Biên bản kiểm tra hàng.
(iii)            Hàng tháo rời :
-         180,00 USD cho mỗi lần kiểm định và Phiếu kiếm tra.
Thương vụ Việt Nam tại Campuchia
 

(Theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Con đường tơ lụa ở châu Phi
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008-2010
  • Các phương tiện thanh toán xuất khẩu tại Côte d’Ivoire
  • Xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ nên thông qua hệ thống siêu thị
  • Việt Nam là một trong những lựa chọn của doanh nghiệp Hungary
  • Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khi thanh toán tiền hàng
  • Thị trường khu vực Trung Đông - châu Phi: Phức tạp nhưng nhiều tiềm năng
  • Doanh nghiệp sẽ thành công hơn nếu có đầy đủ thông tin thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo