Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN VN XK sang Thổ Nhĩ Kỳ : Đừng để..."tiền mất, tật mang"

Da giày, một trong những mặt hàng XK sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ - tinkinhte.com
Da giày, một trong những mặt hàng XK sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ

Thương vụ VN tại Thổ Nhĩ Kỳ vừa có lời cảnh báo các DN VN XK hàng hoá sang Thổ Nhĩ Kỳ về thủ đoạn lừa đảo của một số DN Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là lời cảnh báo quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi, XK tăng trưởng trở lại. Nếu DN không cẩn thận, tìm hiểu kỹ đối tác, ham lợi nhuận sẽ dẫn đến tình trạng "tiền mất, tật mang".

Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn tại khu vực Trung Đông. Những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của VN sang Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tăng, theo đó hàng hóa xuất khẩu của VN ngày càng đa dạng về chủng loại cũng như mặt hàng

Vẫn... chiêu cũ !

Theo Thương vụ VN tại Thổ Nhĩ Kỳ, gần đây, số vụ lừa các DN VN ngày càng tăng, thủ đoạn của các DN lừa đảo Thổ Nhĩ Kỳ đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là hình thức cũ. Các DN Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng trả trước 30% tiền hàng, số tiền còn lại thanh toán khi nhận được chứng từ giao hàng qua fax khi bên bán đã hoàn thành việc giao hàng. Sau đó nhận chứng từ gốc nhận hàng tại cảng đến, nhưng không trả tiền để nhận chứng từ nhận hàng và tìm mọi cách yêu cầu giảm giá hoặc không trả lời người xuất khẩu, cứ để hàng nằm tại cảng.

Đại diện Thương vụ VN tại Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ: Trước tình cảnh đó, nhiều DN VN ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, để hàng ở lại thì hàng sẽ hỏng hoặc thất lạc, còn muốn đưa hàng về nước cũng là điều rất khó, vì Luật Hải quan Thổ Nhĩ Kỳ rất phức tạp. Khi xảy ra tranh chấp bao giờ các DN VN cũng bị thiệt và rất khó xử lý. Luật pháp nước sở tại luôn tìm cách bảo vệ công dân của họ, chưa kể hoạt động ngầm của các nhóm buôn lậu, các tập đoàn hoạt động bất hợp pháp tại các cảng Mersin và Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ rất phức tạp.

Vị cán bộ của Thương vụ VN tại đây khẳng định: Mặc dù Thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ đã hai lần có thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cảnh báo các DN VN khi XK hàng hóa sang Thổ Nhĩ Kỳ, nên áp dụng hình thức thanh toán L/C a/s, đặc biệt với những khách hàng mới giao dịch qua Internet không áp dụng hình thức thanh toán trả tiền đổi chứng từ. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn bị lừa do không thực hiện theo lời chỉ dẫn của Thương vụ.

Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"

Đây là lời khuyên của các chuyên gia khi đề cập các câu chuyện về việc DN VN bị lừa khi XK đi các nước, không phải đến khi câu chuyện XK sang Thổ Nhĩ Kỳ, các DN mới được cảnh báo mà trước đó, các DN cũng đã nhiều lần được các chuyên gia, Thương vụ VN tại các nước cảnh báo. Tuy nhiên, vẫn có những DN bỏ ngoài tai lời khuyên nên đã phải âm thầm nhận "quả đắng" từ phía đối tác mà chẳng biết kêu ai.

Theo các chuyên gia, các DN VN khi XK sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ cần tìm hiểu kỹ phong tục, tập quán cũng như luật thương mại của nước sở tại. Chẳng hạn, theo quy định hiện hành của Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả mọi hàng hóa thuộc nhóm lương thực - thực phẩm nhập khẩu vào nước này, trước khi đem bán ra thị trường đều phải dán thêm nhãn bằng tiếng Thổ. Trên nhãn hàng phải bao gồm những thông tin như tên và nhãn hiệu sản phẩm; tên và địa chỉ nhà sản xuất; tên và địa chỉ nhà nhập khẩu; nước xuất xứ; ngày sản xuất và thời hạn sử dụng; thành phần, các chất phụ gia, giá trị dinh dưỡng; hướng dẫn bảo quản và sử dụng; tên và loại nguyên liệu đóng gói...

Bên cạnh đó, hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang áp dụng các chính sách trong EU. Chính vì vậy mà hàng hoá nhập khẩu vào nước này cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn EU. Nếu các DN VN không thực hiện đúng quy định, bán giá thấp... thì nguy cơ kiện chống bán phá giá sẽ lại hiện hữu.

Một lần nữa, Thương vụ VN tại Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý các DN trên cả nước khi ký hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu với các đối tác nước ngoài nói chung, và với DN Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng nên cẩn thận và chặt chẽ với các điều khoản trong hợp đồng. Đặc biệt, cần hết sức lưu ý khi chọn loại hình thanh toán. Theo các chuyên gia, hình thức thanh toán an toàn nhất hiện nay là theo phương thức L/C a/s, nhằm tránh những tổn thất không đáng có trong kinh doanh.Trong trường hợp giao hàng theo phương thức C & F, nên chọn hãng vận tải có uy tín, bởi vấn đề an toàn hàng hải ở khu vực này không tốt. Khi xảy ra tranh chấp, việc giải quyết thường khó khăn do yếu tố ngôn ngữ và khoảng cách địa lý xa. Cũng chính vì những lý do đó, nên trong kinh doanh, DN cần chọn những đối tác quen biết hoặc những đối tác đã có uy tín lâu năm trên thị trường.

Tính đến hết tháng 9/2009, tổng kim ngạch XNK với Thổ Nhĩ Kỳ đạt 251 triệu USD, trong đó, kim ngạch XK đạt 187 triệu USD, kim ngạch NK đạt 65 triệu USD với các mặt hàng chính là máy tính, sản phẩm linh kiện điện tử, giày dép, cao su tự nhiên, gạo, hàng dệt may... Trong những năm tới, kim ngạch thương mại hai chiều giữa VN và Thổ Nhĩ Kỳ đang hướng tới ngưỡng 1 tỷ USD.

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo