Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EU giảm 6,67% so với năm 2008; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam giảm 13,57%, EU xuất sang Việt Nam tăng 7,07%.
Theo Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Âu (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất khẩu giảm là do giá hàng hóa giảm bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng do lượng hàng hóa Việt Nam xuất sang EU không giảm, nên kim ngạch XNK song phương vẫn đạt 15 tỷ USD. EU là thị trường nhiều tiềm năng nhưng trong giao thương vẫn gặp nhiều khó khăn. EU vẫn duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối. Đến hết năm 2009, hàng hóa Việt Nam đối mặt với 40 vụ kiện trên thị trường quốc tế, trong đó có 34 vụ kiện chống bán phá giá và 10 vụ khởi kiện của EU. Để tránh bị dính vào các vụ kiện, các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường đồng thời cần đeo đuổi các vụ kiện để có được mức thuế tốt hơn.
Năm 2010, nền kinh tế được dự báo tốt hơn nên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ khả quan hơn nhiều. Nhu cầu hàng hóa tăng và giá cả được cải thiện nên tình hình xuất khẩu vào EU trong năm nay sẽ có nhiều triển vọng. Tận dụng đà này, Việt Nam cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quantr bá thông tin hàng hóa.
Hàng hóa của Việt Nam rất được người tiêu dùng EU ưa chuộng. Vì vậy, nếu Việt Nam làm tốt công tác xúc tiến chắc chắn cũng sẽ đạt được kết quả như hàng thủy sản.
Tại tọa đàm về xuất khẩu và cơ hội ở thị trường EU, nhiều ý kiến của các chuyên gia đưa ra là Việt Nam cần nhanh chóng tiến đến đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU. Qua đó, hàng hóa xuất vào EU sẽ được hưởng lợi về mặt thuế suất và hướng đến việc ký kết những hiệp định công nhận tiêu chuẩn của nhau. Từ đó, sẽ tạo nhiều lợi thế hơn nữa cho những ngành hàng chủ chốt của Việt Nam xuất vào EU. Dệt may, da giày, thủy sản vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Để thâm nhập tốt thị trường EU, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm do các yêu cầu của thị trường này ngày càng khắt khe. Mỗi doanh nghiệp cũng cần có bộ phận cập nhật thông tin về các quy định của EU và nhanh chóng tham gia vào chuỗi phân phối. Đây là mô hình đang hình thành và phát triển tại EU. Bên cạnh các chính sách định hướng chung, bản thân mỗi doanh nghiệp cần nỗ lực trong hoạt động xúc tiến thị trường, chủ động tìm đến khách hàng.
(Vinanet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com