Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kết quả Tọa đàm tháng 12 với chủ đề “Kinh nghiệm thực thi chính sách khoan hồng tại Mỹ và Nhật Bản - Bài học đặt ra với Việt Nam”

Tiếp tục chủ đề về chính sách khoan hồng của buổi tọa đàm lần thứ nhất, ngày 31 tháng 12 năm 2008, tại Trụ sở Cục Quản lý cạnh tranh (25 Ngô Quyền, Hà Nội) đã diễn ra tọa đàm tháng 12 với chủ đề “Kinh nghiệm thực thi chính sách khoan hồng tại Mỹ và Nhật Bản- Bài học đặt ra với Việt Nam” với sự tham gia của các cán bộ của Trung tâm thông tin cũng như Cục Quản lý cạnh tranh.

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã được nghe phần trình bày tham luận của các diễn giả, trong đó khẳng định chính sách khoan hồng là công cụ hữu hiệu để khám phá các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bắt nguồn từ việc thu thập thông tin từ phía các bên tham gia thỏa thuận. Việc Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ủy ban châu Âu áp dụng thành công chương trình khoan hồng này đã mang lại những bài học kinh nghiệm hết sức cần thiết cho Việt Nam. Các đại biểu cũng thẳng thắn trình bày các quan điểm của mình về nội dung được nghiên cứu, và tập trung chủ yếu vào khả năng áp dụng đối với Việt Nam hiện nay.

Vai trò của chính sách khoan hồng là rất rõ ràng, tuy nhiên lo ngại về những vướng mắc gặp phải khi áp dụng chính sách khoan hồng đối với nền kinh tế đang chuyển đổi và có hệ thống pháp luật chưa đồng bộ của Việt Nam. Chúng ta cần có sự nghiên cứu cụ thể về việc triển khai áp dụng như thế nào, không nên thấy khó mà ngại làm và khi làm cần phải quyết liệt, trên cơ sở triển khai thực tế, có thể có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trên thế giới, việc hình thành chính sách khoan hồng cũng đã trải qua nhiều bước điều chỉnh và sửa đổi để tăng tính hiệu quả của các chương trình này.

Cần phải cân nhắc về thứ tự nộp đơn xin hưởng khoan hồng, chỉ ứng viên nộp đơn đầu tiên mới có thể nhận được cơ chế miễn trừ hoàn toàn, và nếu chương trình được mở rộng đối với các ứng viên nộp đơn tiếp theo thì phải có sự khác biệt đáng kể trong việc giảm nhẹ mức tiền phạt. Mức độ ưu tiên này sẽ khuyến khích tối đa các bên tham gia thỏa thuận trở thành bên đầu tiên rút lui và trình báo với cơ quan quản lý cạnh tranh. Ở Nhật Bản, Chính phủ quy định mức miễn giảm tiền phạt đối với các đối tượng khai báo đầu tiên, khai báo thứ hai và thứ ba theo thứ tự giảm dần, từ 100%, 50% đến 30% mức phạt. Đây có thể xem là biện pháp tối đa hóa khả năng hợp tác của các bên tham gia trình báo trong các vụ việc cartel.

Cần phải nâng cao tính bảo mật khi áp dụng chương trình khoan hồng và những thông tin thu được từ các bên tham gia thỏa thuận. Trong thực tế, ở các quốc gia phát triển như Mỹ và EU, hoạt động bảo mật thông tin được sử dụng khá thường xuyên và rất hiệu quả. Đối với Việt Nam, việc bảo mật thông tin còn rất lỏng lẻo. Vô hình chung điều đó đã gây ra tâm lý lo ngại và cảnh giác của đối tượng muốn ra trình báo, và có thể làm giảm động cơ hợp tác với các cơ quan điều tra. Ông Trường cũng nhấn mạnh về sự cần thiết phải có các chương trình bảo vệ nhân chứng vì đó cũng là một yêu cầu của việc bảo mật thông tin trong quy trình xét hưởng khoan hồng.

Không nên xem nhẹ tính nghiêm khắc của các hình thức chế tài đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Khi các chế tài xử lý được quy định càng chặt chẽ và nghiêm minh thì khi bị phát hiện và khởi tố, các đối tượng tham gia thỏa thuận càng có nguy cơ bị nhận một mức xử phạt cao, và do đó, thiện chí khai báo và xin hưởng khoan hồng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, cũng lưu ý việc phải tối đa hóa tính minh bạch và tính đảm bảo của các chương trình khoan hồng ngay cả khi cơ quan cạnh tranh đã tiến hành điều tra. Khi các bên tham gia thỏa thuận nhận thức được việc điều tra và những lợi ích có thể nhận được từ chính sách khoan hồng thì tính liên kết trong các thỏa thuận sẽ bị giảm sút nghiêm trọng, mục đích của thỏa thuận từ đó sẽ không đạt được như kết quả ban đầu đề ra.

 

(Theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Một số hoạt động quản lý và xúc tiến thương mại của Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Myanmar trong năm 2008
  • Tiếp cận các thị trường mới - Cách nào ?
  • 95% hàng Việt Nam vào Nhật sẽ được miễn thuế
  • Danh sách doanh nghiệp Chi Lê có nhu cầu nhập khẩu da giày Việt Nam
  • Tổng quan về kinh tế và thương mại của Bỉ năm 2008
  • Những điều cần biết khi xuất khẩu mặt hàng dệt may vào Canađa
  • Giới thiệu thị trường hàng may mặc Canada
  • Trung Đông: Điểm đến cho các doanh nghiệp Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo