Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một số hoạt động quản lý và xúc tiến thương mại của Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Myanmar trong năm 2008

(1) Cung cấp thông tin, các báo cáo tổng quan tình hình thị trường Myanmar hàng tháng, các báo cáo chuyên đề về thị trường Myanmar cho Lãnh đạo Bộ Công Thương và các vụ chức năng.

(2) Cung cấp thông tin, các báo cáo chuyên đề và Danh sách các công ty kinh doanh xuất - nhập khẩu theo ngành hàng của Myanmar cho mạng thông tin thị trường nước ngoài của Bộ Công Thương (www.thitruongnuocngoai.vn).

(3) Cung cấp thông tin, các báo cáo chuyên đề và Danh sách các công ty kinh doanh xuất - nhập khẩu theo ngành hàng của Myanmar cho các doanh nghiệp Việt Nam.

(4) Từ ngày 4 – 7 tháng 10 năm 2008, tổ chức, hỗ trợ, tiếp đón và tiễn Đoàn Doanh nhân Việt Nam khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác để xuất khẩu hàng hóa và đầu tư sang Myanmar; bao gồm một số giám đốc Công ty Hóa chất, Nhựa, Bao bì, Sơn và Thép của Việt Nam đến thăm và làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp và một số hiệp hội, doanh nghiệp Myanmar.

(5) Cung cấp thông tin và Danh sách Đoàn đại biểu 26 Doanh nhân Myanmar tham dự Diễn đàn kinh doanh các nước ACMECS tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 5 – 7 tháng 11 năm 2008; bao gồm lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp, một số hiệp hội và giám đốc công ty gỗ, nông sản, thủy sản, đá quý, dược phẩm, thiết bị y tế, xây dựng và du lịch của Myanmar.

(6) Cung cấp các báo cáo chuyên đề và Danh sách các công ty kinh doanh xuất - nhập khẩu về các ngành hàng nông sản, lâm sản và thủy sản của Myanmar cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhân dịp Bộ trưởng Bộ Chăn nuôi và Thủy sản Myanmar dự kiến sẽ sang thăm và làm việc tại Việt Nam trong thời gian tới.

(7) Thăm và làm việc với một số công ty xuất - nhập khẩu của Myanmar để thảo luận chương trình nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam  nhằm góp phần khắc phục những thiệt hại nặng nề do cơn bão Nargis gây ra.

Thăm và làm việc với một số doanh nghiệp của Myanmar và giới thiệu các đối tác của Việt Nam.

(8) Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tổ chức thực hiện các chuyên đề về xuất - nhập khẩu các ngành hàng chủ lực giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Myanmar như: gỗ và lâm sản, thủy sản, nông sản, hàng dệt may, thiết bị điện, gang thép, hàng điện tử và tin học, vật liệu xây dựng, thuốc tân dược và thiết bị y tế, hóa chất, chất dẻo và nguyên liệu, sơn, mỹ phẩm, xăm lốp các loại, vàng bạc và đá quý, du lịch,…

Hỗ trợ một số doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác ở thị trường Myanmar; xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch vào thị trường Myanmar.

(9) Giới thiệu các hội chợ thương mại tổ chức ở Việt Nam cho các đối tác Myanmar. Hỗ trợ về thông tin cho một số doanh nghiệp Myanmar tham gia hội chợ thương mại, tìm kiếm đối tác thương mại, đầu tư và du lịch ở thị trường Việt Nam.

(10) Hỗ trợ, tiếp đón và tiễn các đoàn Việt Nam sang thăm, làm việc, khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác thương mại, đầu tư và du lịch ở thị trường Myanmar./.

 

(Theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Kết quả Tọa đàm tháng 12 với chủ đề “Kinh nghiệm thực thi chính sách khoan hồng tại Mỹ và Nhật Bản - Bài học đặt ra với Việt Nam”
  • Tiếp cận các thị trường mới - Cách nào ?
  • 95% hàng Việt Nam vào Nhật sẽ được miễn thuế
  • Danh sách doanh nghiệp Chi Lê có nhu cầu nhập khẩu da giày Việt Nam
  • Tổng quan về kinh tế và thương mại của Bỉ năm 2008
  • Những điều cần biết khi xuất khẩu mặt hàng dệt may vào Canađa
  • Giới thiệu thị trường hàng may mặc Canada
  • Trung Đông: Điểm đến cho các doanh nghiệp Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo