Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lưu ý trong thanh toán xuất khẩu với một số doanh nghiệp Hà Lan

Vừa qua, một số công ty Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu cá ba sa và thủy sản khác cho Công ty Hoogland Foods BV; và công ty Star Procurement Inc (viết tắt là Starcom Co Inc) có trụ sở tại Hà Lan nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán tiền hàng, thậm chí có doanh nghiệp Việt Nam đã giao hàng mấy năm nay nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được tiền thanh toán.
 
Qua thông tin tại cơ sở dữ liệu của Phòng Thương mại Hà Lan (là cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ thông tin về doanh nghiệp Hà Lan), cho thấy:
a- Công ty Hoogland Foods BV là công ty của 1 người (ông Gert.J Hoodlands), trụ sở công ty cũng là nhà riêng.
            b- Star Procurement Inc có gốc là công ty của một nước châu Phi, đăng ký kinh doanh tại Hà Lan, điện thoại của công ty này luôn để ở chế độ không có người trực nghe điện thoại – voice box.
Người giao dịch với phía Việt Nam là ông Gert.J Hoodlands, giám đốc  công ty Hoogland Foods BV, nhưng khi ký hợp đồng thì thường lấy tư cách pháp nhân là công ty Star Procurement Inc.
Trong giao dịch với các công ty Việt Nam, phía nước ngoài (Star Procurement/ Hoogland Foods BV) đều đề nghị phương thức thanh toán trả chậm (D/A). Sau khi giao hàng, phía doanh nghiệp Việt Nam đều gặp khó khăn trong thanh toán tiền hàng: phía nước ngoài lần lữa không thanh toán, doanh nghiệp Việt Nam  liên hệ nhiều lần, có doanh nghiệp sang tận Hà Lan tìm gặp ông Gert.J Hoodlands nhưng cũng rất khó gặp, liên hệ với Star Procurement Inc thì điện thoại thường xuyên để ở chế độ voice box.
Trong 1 trường hợp khác, công ty Hà Lan này thông qua một môi giới Trung Quốc giao dịch ký hợp đồng nhập khẩu cá từ công ty Việt Nam. Về diễn biến vụ việc cũng tương tự như nêu ở trên. Sau một thời gian đã giao hàng, doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp khó khăn trong thanh toán tiền hàng (mặc dù đã gửi thư, gọi điện thoại nhiều lần), cuối cùng đã thuê luật sư để nhờ toà án bắt giữ tài sản mới thu được được tiền hàng (phần thiệt hại đối với doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là mất rất nhiều thời gian liên hệ đòi tiền, liên hệ luật sư và chi phí thuê luật sư…)
Thực tế, công ty Việt Nam cũng không chú ý là khi giao dịch với một người nhưng khi ký hợp đồng lại với một tư cách pháp nhân khác mà mình không rõ, đến khi không thu được tiền hàng, tranh chấp xảy ra, thì đối tác đứng ra giao dịch chỉ nhận là đại lý (agent) của pháp nhân đứng ra ký hợp đồng nhập khẩu và không chịu trách nhiệm pháp lý, liên hệ với đối tác là pháp nhân đứng tên ký hợp đồng thì không liên lạc được khiến cho doanh nghiệp Việt Nam thường bị thua thiệt…
Để phòng tránh những rủi ro không thu được tiền hàng khi giao dịch với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp nên lưu ý:
- Đối với khách hàng mới quen hoặc mới giao dịch, doanh nghiệp cần yêu cầu phía đối tác cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh và tra cứu thông tin trước khi tiến hành thương thảo, sử dụng phương thức thanh toán chặt chẽ/an toàn nhằm đảm bảo thu hồi tiền hàng;
- Công ty nước ngoài cũng như công ty Việt Nam khi đã đăng ký kinh doanh là có tư cách pháp nhân, tuy nhiên không phải đối tác có tư cách pháp nhân là yên tâm ký hợp đồng, mà cần chú ý tới khả năng chuyên doanh, số lượng nhân viên, tình hình tài chính, các điều khỏan hợp đồng mà khách hàng đưa ra…
- Đặc biệt chú ý tư cách pháp nhân người/công ty giao dịch và người/công ty đứng ra ký kết hợp đồng (trong trường hợp nêu trên, khi tranh chấp xảy ra, người giao dịch chỉ nhận tư cách là agent vvà không chịu trách nhiệm, lúc ký hợp đồng đã lấy danh nghĩa 1 công ty khác mà doanh nghiệp ta lại không chú ý đến vấn đề này).
- Vừa qua một số cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài (ví dụ như Pakixtan, Singapore, Hà Lan…) đã đăng tải thông tin cảnh báo về việc doanh nghiệp Việt Nam không được thanh toán tiền hàng khi chấp nhận phương thức thanh toán D/A, D/P, đặc biệt là giao dịch với những đối tác mới. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không kịp thời đọc và nắm bắt được những thông tin  cảnh báo để phòng tránh rủi ro trong giao dịch với đối tác nước ngoài.
 

(Theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • UAE, “địa bàn” mới cho hàng Việt
  • Để Trung Đông, Châu Phi không còn là “tiềm năng”
  • Trung Đông – điểm hẹn xuất khẩu của doanh nghiệp
  • Kết quả Tọa đàm tháng 12 với chủ đề “Kinh nghiệm thực thi chính sách khoan hồng tại Mỹ và Nhật Bản - Bài học đặt ra với Việt Nam”
  • Một số hoạt động quản lý và xúc tiến thương mại của Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Myanmar trong năm 2008
  • Tiếp cận các thị trường mới - Cách nào ?
  • 95% hàng Việt Nam vào Nhật sẽ được miễn thuế
  • Danh sách doanh nghiệp Chi Lê có nhu cầu nhập khẩu da giày Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo