Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ Latinh

Thị trường Mỹ Latinh có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất lớn. Giá trị nhập khẩu tăng trung bình 17%/năm, chiếm 5,4% tổng giá trị nhập khẩu toàn thế giới. Hiện nay, điều kiện sản xuất hàng hóa của Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhiều nước Mỹ Latinh.  

Đó là những thông tin được nêu tại hội thảo với chủ đề “Tiềm năng và cơ hội xuất khẩu, đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ Latinh” do Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh tổ chức cuối tháng 11/2010

Thị trường giàu tiềm năng

Các tham luận tại hội thảo cho biết hiện các nước khu vực Mỹ Latinh phát triển rất năng động. Tăng trưởng GDP của khu vực năm 2010 dự kiến vào khoảng 5,7% (cao hơn mức chung của thế giới). Chính sách kinh tế đối ngoại của khu vực này hướng mạnh về châu Á, trong đó Việt Nam là một cửa ngõ quan trọng. Đây là cơ hội mới cho nước ta đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

Hiện nay, sản xuất hàng hóa của Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhiều nước Mỹ Latinh. Việt Nam cũng đang buôn bán với tất cả 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Mỹ Latinh ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm 2009; tổng kim ngạch thương mại hai chiều dự báo có thể đạt 3, 5 tỷ USD. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mỹ Latinh gồm giày dép, gạo, dệt may, càphê.

Gần đây hàng điện, điện tử, tin học, cơ khí, thiết bị, máy, động cơ điện, vật liệu xây dựng, gốm sứ, xi măng, sắt thép, sản phẩm gỗ đang thâm nhập thị trường tiềm năng này. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có xu thế tăng dần sản phẩm công nghiệp.

Ông Nguyễn Anh Ngọc, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.Hồ Chí Minh cho rằng, thị trường Mỹ Latinh có nhiều triển vọng, nhưng khi tiếp cận hay làm ăn tại đây cũng còn khó khăn do thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 0,18%.

Mặt khác, hàng hóa của Việt Nam tại Mỹ Latinh còn chịu cạnh tranh lớn từ Trung Quốc, Ấn Độ về giá cả và sự đa dạng chủng loại. Vị trí địa lí xa xôi, thiếu thông tin thị trường khiến các nhà xuất - nhập khẩu, nhà đầu tư hai phía còn dè dặt tiếp cận nhau nên cùng là một trở ngại.

Tại một số thị trường nhiều tiềm năng này, Thương vụ mới được thành lập hoặc chưa có nên chưa hỗ trợ được nhiều cho các doanh nghiệp trong khâu tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác kinh doanh. Việc thâm nhập hàng hóa, mở rộng thị trường còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng hóa đến từ các nước châu Á khác có giá thấp hơn nhưng thu hút thị hiếu và sức mua của đại bộ phận nhân dân lao động có thu nhập chưa cao….

Để thị trường Mỹ Latinh xa hóa gần

Khu vực Mỹ Latinh còn là nguồn cung cấp tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, thép, thiếc, đồng... Chính vì vậy mà chủ trương của Việt Nam là tăng cường quan hệ thương mại song phương với các nước trong khu vực này. Mục tiêu lâu dài là nhiều hàng hóa mới và truyền thống của Việt Nam sẽ có mặt ở thị trường Mỹ Latinh, phấn đấu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực này đạt trên 6 tỷ USD và 12-15 tỷ USD vào năm 2020.

Mục tiêu dài hạn đặt ra là hàng hóa Việt Nam có mặt ở khắp thị trường Mỹ Latinh, có đại diện thương mại hoạt động ở các thị trường chủ yếu; củng cố vững chắc và nâng cao dần thị phần đang chiếm lĩnh ở các thị trường truyền thống; đưa thêm các mặt hàng mới vào Mỹ Latinh như vật liệu xây dựng, gốm sứ, động cơ điện, cơ khí, hàng tiêu dùng có hàm lượng công nghiệp và giá trị gia tăng cao hơn.

Cùng với việc củng cố giữ vững thị trường, mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở các thị trường truyền thống, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để hàng hóa Việt Nam có mặt rộng khắp các vùng miền của 33 nước Mỹ Latinh.

Thời gian tới, khi Bộ Công Thương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường mới, hy vọng Mỹ Latinh sẽ là thị trường thuận lợi cho hàng xuất khẩu Việt Nam.

(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Cẩn thận hơn với Incoterm 2010
  • Nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Italy
  • Ý quan tâm nhiều đến mặt hàng gạo, đồ gỗ...
  • Xuất hàng sang Mỹ, coi chừng quy định chống trợ cấp
  • Xuất khẩu nông sản sang Chile: chú ý yêu cầu chất lượng
  • Khuyến cáo không ký hợp đồng xuất khẩu gạo giá thấp
  • Để tránh rủi ro khi xuất khẩu cà phê
  • Cơ hội tiếp cận và xuất khẩu hàng hoá sang Châu Âu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo