Rau sắng nấu canh suông, ngon nhất là nấu với mắm tép. Rau nấu lẫn với những thứ khác như cua đồng, thịt nạc cũng thật hấp dẫn.
Khi xuân về, từng đoàn người nối chân nhau đi trảy hội chùa Hương, nơi "bầu trời cảnh bụt" để cầu phúc, cầu lộc, cầu tài mong cho cả một năm mới an khang, thịnh vượng, lòng chúng ta lại bâng khuâng nhớ tới mấy câu thơ của thi sĩ Tản Ðà (1889-1939):
Muốn ăn rau sắng chùa Hương Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa Mình đi, ta ở lại nhà Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm.
Khi bài thơ này được đăng báo, ít lâu sau thi sĩ nhận được một bó rau sắng vẫn còn tươi được gửi từ nhà dây thép Phủ Lý. Người gửi không hề ghi địa chỉ mà chỉ có bài thơ họa lại thơ Tản Ðà, với dòng chữ "Ðỗ tang nữ bái tặng" (Người con gái hái dâu họ Ðỗ tặng):
Kính dâng rau sắng chùa Hương Tiền đò đỡ tốn, con đường đỡ xa (*) Không đi thì gửi lại nhà Thay cho dưa khú cùng là cà thâm.
Chuyện thơ, chuyện rau trở thành giai thoại của làng văn. Tại sao thi sĩ Tản Ðà lại muốn ăn rau sắng đến vậy?
Xin thưa trong các món ẩm thực của người Việt, thì rau sắng là món ăn cao quý. Nó quý bởi nó hiếm, chỉ mùa xuân mới có và chỉ có ở một số nơi. Nó quý bởi nó ngon và bổ. Không biết các nhà khoa học khi phân tích thành phần dinh dưỡng trong rau sắng có những gì, nhưng chỉ biết là loại rau này lành tính, không nóng cũng không lạnh. Ăn vào thấy ngon miệng, người già yếu thấy khỏe ra.
Rau sắng có hai loại: loại dây và loại cây. Loại dây leo chằng chịt như cây sắn dây, gốc chỉ bằng ngón chân cái, nhưng mọc rất khỏe. Nó bám vào các cây khác và leo trên vách đá. Người đi hái rau sắng phải là người có kinh nghiệm và có sức khỏe để leo trèo và đề phòng rắn độc cắn hoặc đá lở... Ðồng thời phải biết phân biệt đâu là chỗ có rau sắng giữa bạt ngàn bụi cây trong rừng. Cây sắng dây mọc rất tốt, lá non và to như lá chè tươi nhưng mềm mại hơn. Loại này rẻ so với loại rau sắng cây. Khi có sấm là sẽ già mau, ăn mất ngon.
Rau sắng nấu canh suông, ngon nhất là nấu với mắm tép. Mắm tép phải cho vào nước lạnh. Bát canh múc lên vừa có vị thơm ngọt của cây rau vùng sơn cước, lại vừa có vị ngọt đượm của mắm tép vùng đồng bằng. Còn nấu lẫn với những thứ khác như cua đồng, thịt nạc, các loại cá thì nấu với cá chối là tuyệt.
Cá chối là loại cá như cá sộp, mình đỏ hồng, con to nhất bằng chuôi liềm. Thịt cá chối thơm, dai, ngọt, ăn ngon hơn thịt cá quả nhiều. Cá chối quen sống ở vùng đầm lầy tiếp giáp với vùng rừng núi. Hiện nay loại cá này chỉ còn có ở vùng Ba Sao (Kim Bảng), Bồng Lạng (Thanh Liêm) của Hà Nam; Ðục Khê, Yến Vỹ (Mỹ Ðức) của Hà Tây và Nho Quan, Tam Cốc của Ninh Bình.
Không phải chỉ ở chùa Hương mới có rau sắng. Có lẽ do câu thơ của Tản Ðà mà có người hiểu như thế chăng? Thật ra ở vùng Tây Bắc, đồng bào Thái gọi cây rau sắng là "phắt ban pá". Vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn) gọi là cây rau ngót rừng. Còn phía tây của tỉnh Hà Nam tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình có nhiều loại rau này.
Khi xuân về trên đường đi trảy hội chùa Hương, bạn có thể ghé qua Phủ Lý, rồi đi tiếp rẽ vào thăm Ngũ Ðộng Sơn - một danh thắng của tỉnh Hà Nam. Xin bạn hãy dừng chân vào các chợ quê ở vùng này, sẽ có đầy đủ đặc sản rau sắng để bạn mua về làm quà và thưởng thức một món ăn rất bổ. Chắc bạn không phải băn khoăn như thi sĩ Tản Ðà năm xưa nữa.
---------
(* ) Trong cuốn "Tản Ðà vận văn toàn tập", Tập 1, trang 169, Nhà xuất bản Hương Sơn, Hà Nội, 1952, câu thơ này là "Ðỡ ai tiền tốn, con đường đỡ xa".
Vào những ngày vía Bà tháng Tư, khách hành hương và du lịch có dịp đổ về Long Xuyên, Châu Đốc và vùng Bảy Núi (An Giang) có thể tìm đến các nhà hàng đặc sản để thưởng thức nhiều món ngon bổ dưỡng như cúc nướng, ếch nướng, bò nướng lá trúc, gà nấu lá trúc, bò xào lá giang…và hấp dẫn nhất là heo rừng nấu mướp.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Ở Nam bộ, người ta thường nấu chè đậu xanh với phổ tai để giải nhiệt. Món này được bày bán ở rất nhiều nơi. Nhưng món chè đậu xanh nấu với hột vịt thì chỉ được dùng trong phạm vi gia đình, người ta gọi gọn là chè hột vịt.
Cùng với cao lầu, xí mà, bánh đập... hoành thánh là một sản phẩm văn hoá ẩm thực đặc biệt của người dân Hội An. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn tại đây, hoành thánh luôn nằm trong danh sách đầu. Thật đáng tiếc nếu du khách phương xa đến phố Hội mà bỏ qua dịp thưởng thức các món hoành thánh nước, hoành thánh mì và đặc biệt là hoành thánh chiên.
Ðến Cà Mau mà chưa dùng những món ăn được chế biến từ cây bồn bồn thì thật đáng tiếc cho chuyến đi. Bởi như thế là chưa thưởng thức hết cái hương vị độc đáo của vùng đất cực nam Tổ quốc "nắng bụi mưa bùn" này.
Sữa đậu là nước của đậu phụ, do hạt đậu to thuộc thực vật họ Ðậu (Fabaceae) chế biến thành. Tính bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu là hoàng đậu đồng, dinh dưỡng phong phú. Dễ được cơ thể hấp thụ mà không có rượu methylic, thành phần dinh dưỡng hàm lượng tương tự sữa bò. Do đó được gọi là "sữa bò thực vật".
Mùa lúa cấy cứ xách giỏ theo sau đường bừa, lúa nước dạt sang hai bên chưa kịp khép lại là tha hồ bắt cua. Nông dân miền trung thường xả cạn các thửa ruộng trước khi sạ, cấy. Cua chạy dọc theo bờ ruộng hoặc chui vào trong hang. Trẻ con được cha mẹ giao việc bắt cua vì tay của chúng nhỏ dễ thọc vào các hang. Sau một buổi lội ruộng, cả nhà sẽ được thưởng thức những món ăn từ loài cua đồng đặc sản như: cua nướng trên bếp than hồng, cua nấu canh chua hoặc canh rau sam vừa bổ dưỡng vừa mát ruột... Mùi thơm, vị ngọt, bùi của thịt cua đồng rất khó phai mờ trong ký ức của một đời người nếu ai từng được thưởng thức chúng.
Là một loài hoa mang đậm bản sắc của núi rừng Tây Bắc. Hoa ban nở trắng ngần phủ kín khắp lưng đèo, đỉnh núi. Với người dân Tây Bắc, đặc biệt là đối với dân tộc Thái ở nơi đây, hoa ban không chỉ là một loài hoa đẹp, có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần của họ, mà là một loài hoa thể hiện khá độc đáo bản sắc văn hóa ẩm thực của dân tộc.