Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

BTV Huyền Sâm: Chúng tôi muốn mang niềm tin và sức khoẻ tới mọi người

Chia sẻ với VTV.vn, BTV Huyền Sâm của chuyên mục "Hồ sơ bệnh án" (kênh O2TV) cho biết, những chương trình được phát trong "Hồ sơ bệnh án" nhằm mục đích mang lại niềm tin cho tất cả mọi người và giúp mọi người có nhiều thông tin hơn trong việc khám chữa bệnh...
 
BTV Huyền Sâm (áo vàng) đang dẫn chương trình.

Thưa chị, sau một năm lên sóng chuyên mục "Hồ sơ bệnh án" đã làm được bao nhiêu chương trình về người bệnh?

HSBA là một trong những chuyên mục phát sóng vào ngày đầu tiên khi kênh O2TV lên sóng (8/8/2008). Sau một năm chuyên mục đã thực hiện được 24 chương trình với 24 câu chuyện gắn với những số phận con người khác nhau. Đặc biệt, đây là những câu chuyện khá điển hình, khá đặc biệt về quá trình đi chữa bệnh của mỗi bệnh nhân.

Các chương trình thực hiện theo dạng Reality, ở đó là tâm sự của bệnh nhân trong hành trình đi chữa bệnh với những diễn biến tâm lý khá phức tạp, là câu chuyện của thầy thuốc trong quá trình phát huy tài năng và trí tuệ của mình trước những ca bệnh khó, làm sao tìm ra được phác đồ điều trị hợp lý mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.

Chương trình đã nhận được sự phản ứng của khán giả như thế nào suốt một năm qua?

Sau mỗi chương trình phát sóng chúng tôi nhận được rất nhiều hồi âm của khán giả. Họ bày tỏ sự khâm phục về tài năng trí tuệ với các bác sỹ, họ chia sẻ những tâm sự về căn bệnh mà bản thân họ và người nhà đang phải đối mặt, họ mong muốn được chương trình tư vấn, giới thiệu những địa chỉ chữa bệnh tin cậy để giải quyết thắc mắc mà họ đang gặp phải. Đặc biệt, sau khi phát sóng 1 số chương trình, những người đang gặp phải những căn bệnh tương tự có địa chỉ và hướng chữa trị đạt kết quả tốt.

Tôi còn nhớ sau khi phát sóng chương trình về Lao xương khớp ở người bệnh đã 74 tuổi được chữa khỏi, chúng tôi nhận được rất nhiều điện thoại của khán giả và ít nhất có 2-3 trường hợp tại Hà Nội đã đến nhập viện Lao và bệnh phổi TW, bởi bao nhiêu năm họ phải chung sống vất vả với căn bệnh này mà họ không biết vì thiếu thông tin, trong khi đó chỉ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời họ đã chữa khỏi được hoàn toàn.

 

Là một biên tập viên chuyên về mảng sức khoẻ, đặc biệt lại là những hồ sơ bệnh án, chắc hẳn những người làm chương trình gặp nhiều khó khăn. Các anh chị đã khắc phục những khó khăn đó như thế nào?

Khi làm chương trình HSBA thực sự chúng tôi khá vất vả khi làm kịch bản, trước hết phải chọn được những bệnh án điển hình, bệnh nhân điển hình và họ đã có kết quả tốt sau điều trị.

Mục đích của chuyên mục này không phải đưa ra những căn bệnh khó, ủy mị, đau thương, mà qua chương trình, chúng tôi muốn khán giả cảm nhận được nghị lực của người bệnh khi đối mặt với bệnh tật và vượt qua nó để có được một cuộc sống tốt hơn. Để vượt qua được căn bệnh của mình họ cần có một nghị lực, một niềm tin và quyết tân chiến thắng bệnh tật, bên cạnh đó họ cũng rất cần sự cảm thông chia sẻ động viên của người thân và bạn bè đó là liều thuốc tinh thần rất quý giá để người bệnh vượt qua được chính mình.

Những thông tin này chủ yếu thực hiện qua lời kể của bệnh nhân với những cung bậc tình cảm khác nhau trong từng giai đoạn họ đi chữa bệnh nên chúng tôi rất cần sự hợp tác nhiệt tình từ phía họ, điều này cần phải thuyết phục họ rất nhiều vì tâm lý không ai muốn mang bệnh tật của mình ra kể lể đặc biệt lại là những căn bệnh nan y, bệnh khó bên cạnh đó họ cũng cũng không muốn nhắc lại một giai đoạn được coi là rất khủng khiếp trong cuộc đời họ. Làm sao để thuyết phục người bệnh tham gia chương trình là điều không hề đơn giản, mà chúng tôi cần sự giúp đỡ thuyết phục của bác sỹ.

Bên cạnh đó, chương trình HSBA cũng muốn nói rằng, trình độ y học của nước ta không hề thua kém các nước trong khu vực và trên thế giới ở một số lĩnh vực, vượt những khó khăn về điều kiện làm việc các bác sỹ của VN đã làm được những điều rất đáng tự hào ở đó cái tâm, cái tài của người thầy thuốc được tỏa sáng .

Về phía bác sỹ, không phải ai cũng muốn lên TH để nói về mình, kể về công việc của mình, bên cạnh đó, là những bác sỹ giỏi công việc chuyên môn, họ rất bận. Điều này làm cho phóng viên thực hiện chương trình phải rất khéo léo khi thuyết phục họ.

Về phía phóng viên: phải có những hiểu biết đúng, cơ bản và chính xác về căn bệnh mà mình đang thực hiện để khi viết lời bình không bị sai về chuyên môn (điều này cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ, và đọc khá nhiều tài liệu).

Chị có thể chia sẻ cho độc giả biết, làm một chương trình truyền hình về sức khoẻ khác với một chương trình truyền hình bình thường khác như thế nào?

Quy trình để làm một chương trình truyền hình về cơ bản là giống nhau nhưng các chuyên đề về sức khỏe có khác hơn 1 chút đó là tính chuyên môn sâu, thông tin cần độ chính xác cao không có sai số, quy trình làm kịch bản rất chi tiết, làm sao khi đi thực hiện tại hiện trường phóng viên thực hiện được 80% ý đồ của kịch bản. Phóng viên cần có kiến thức nhất định về chuyên đề mình phụ trách, điều này rất cần sự tư vấn của các chuyên gia, bác sỹ. Chương trình không quá nặng về bệnh tật mà hướng tới những trải nghiệm của người bệnh trong quá trình đi chữa bệnh.

Có bao giờ nhân vật của chương trình từ chối không phối hợp với những người làm chương trình không?

Chuyện bệnh nhân từ chối không muốn hợp tác làm chương trình là chuyện thường xuyên, chúng tôi cố gắng thuyết phục đến cùng. Thường ở những trường hợp này phải nhờ đến bác sỹ trực tiếp điều trị thuyết phục họ và những người bệnh này rất nghe lời bác sỹ bởi họ còn mang ơn những bác sỹ.

Làm thế nào để một chương trình không bị bao phủ bởi toàn bệnh tật, không bị khô khan, thưa chị?

Nói về căn bệnh của người bệnh chỉ là một phần nhỏ trong chương trình. Nội dung chính của chương trình là 2 tuyến nhân vật (bác sỹ và bệnh nhân) kể lại quá trình chữa bệnh của họ, chúng tôi tập trung khai thác những cung bậc tình cảm khác nhau của người bệnh, của bác sỹ khi họ đi chữa bệnh (họ đối mặt với bệnh tật như thế nào, gia đình và người thân chia sẻ như thế nào? Tinh thần lạc qua của họ như thế nào? Tất cả được tái hiện lại qua những phóng sự ngắn…

Sự trăn trở của bác sỹ trước một ca bệnh khó, quyết tâm của họ để tìm ra một hướng điều trị tốt... CT tập trung vào khai khác nội tâm nhân vật, nên nó sẽ không khô khan và kết thúc chương trình rất có hậu.

Chị có thể đánh giá về những hiệu quả mà chương trình mang lại cho khán giả về những kiến thức sức khoẻ?

Chương trình HSBA chỉ là một trong số hàng chục chuyên mục đang phát sóng trên kênh O2TV hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Chương trình này không cung cấp những kiến thức sâu về sức khỏe, nhưng đã mang cho khán giả cảm nhận được những trải nghiệm rất đáng khâm phục của những người bệnh đang phải đối mặt với những căn bệnh khó, nhưng họ đã vượt qua để giành lại cuộc sống.

Và một thông điệp chúng tôi muốn hướng tới là tất cả chúng ta không ai muốn mình mắc bệnh nhưng bệnh tật không ngoại trừ ai và chúng ta hãy dũng cảm đối mặt với nó.

Cảm ơn chị!

(Theo Mai Thanh // VTV Đài truyền hình Việt Nam)

  • BTV Anh Phương: Realtv đã giúp tôi học hỏi được nhiều điều
  • "Phía đông vườn địa đàng" từng được ra rạp...
  • NSƯT Trần Hạnh: "Phim giả" đời thật...
  • NSUT Minh Vượng: “Mong có sức khỏe để tiếp tục đứng trên sân khấu”
  • Chia sẻ cùng Thu Trang của "Chúng tôi là chiến sĩ"
  • Chùm ảnh: Những tiết mục văn nghệ đặc sắc...
  • Thùy Linh - Yêu từng vai diễn
  • BTV – MC Kim Ngân: Tôi đã “gõ cửa” hàng ngàn vị khách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng