- Tỏi tươi có lợi cho tim hơn
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Hóa Thực phẩm và Nông nghiệp (Mỹ), tỏi tươi băm nhuyễn mang lại nhiều ích lợi cho tim hơn tỏi đã qua chế biến. Kết quả điều nghiên của các chuyên gia Đại học Connecticut cũng thách thức quan niệm lâu nay cho rằng tỏi có ích cho sức khỏe là nhờ giàu chất chống ôxy hóa. Nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng trợ tim của tỏi chủ yếu bắt nguồn từ chất hydrogen sulfide – hình thành sau khi tỏi được cắt hoặc băm nát. Khi dung nạp vào cơ thể, chất này có tác dụng làm giãn mạch máu, qua đó giúp máu lưu thông tốt hơn. Tỏi được nấu hoặc qua chế biến sẽ mất khả năng sản sinh hydrogen sulfide.
- Mụn nhọt cũng có thể đe dọa tính mạng
Nhiều người quan niệm mụn nhọt là chuyện nhỏ nên thường bỏ qua, không điều trị, để đến khi mụn nhọt “già” thì tự lể, nặn hay đắp lá hút cùi theo kinh nghiệm dân gian. Những cách xử lý này có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng huyết khi không được điều trị đúng, kịp thời. Nếu hiểu rõ về căn nguyên, cách chăm sóc thì mụn nhọt không phải là vấn đề lớn.
- Trị táo bón theo y học cổ truyền
Táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh nhân được chẩn đoán táo bón khi đi tiêu 4 ngày một lần hoặc 2 lần trong tuần, trọng lượng phân ít (ít hơn hoặc bằng 100g), chất phân khô cứng, từng lọn. Theo y học cổ truyền có nhiều cách chữa trị táo bón cho trẻ em và người lớn. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu cách trị bệnh táo bón kéo dài ở người lớn.
- Coi chừng bạn thiếu kẽm
Là khoáng chất thiết yếu cho nhiều chức năng của cơ thể, kẽm hiện diện dồi dào ở các loài giáp xác (tôm, cua, sò, ốc...) cũng như trong nhiều loài thực phẩm như gà, đậu, hạt quả khô. Thế nhưng theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 dân số thế giới đang bị thiếu kẽm. Các chuyên gia y tế cho rằng phần đông chúng ta chỉ hấp thu một nửa mức khuyến cáo: 15 mg kẽm/ngày. “Thiếu kẽm liên quan tới rất nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm suy giảm miễn dịch, chức năng sinh sản và thậm chí có thể “khuyến khích” sự phát triển của bệnh tim”, giáo sư Jon Beatle ở Đại học Aberdeen (Anh) cho biết.
- Sỏi mật
Sỏi mật là sự hiện diện của sỏi trong hệ thống đường mật. Đây là một trong những bệnh dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm. Bệnh sỏi mật phát triển ở tuổi 20 - 50, tuổi càng cao càng dễ bị sỏi mật, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam gấp 4-6 lần.
- Bị ung thư ruột già, hãy uống thuốc aspirin!
Kết quả một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí "Hiệp hội Y khoa Mỹ" cho biết việc uống một lượng thuốc giảm đau aspirin thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân bị ung thư ruột già.
- Phòng và chữa ngộ độc rượu
Cứ vào dịp đầu năm, nhu cầu sử dụng rượu của người dân lại tăng đột biến, kèm theo đó là nguy cơ ngộ độc rượu rất cao. Đây cũng là những rủi ro khó tránh trong ngày trước, trong và sau Tết. Sau đây là một vài gợi ý về xử trí khi ngộ độc rượu.
- Những chất dinh dưỡng có thể bạn đã bỏ qua
Theo nghiên cứu thực tế, có tới 77% đàn ông không nạp đủ những chất dinh dưỡng cơ bản như magiê, vitamin D, vitamin B12 và chuyện ợ nóng bị coi như chuyện thường tình. Đó là chưa nhắc tới lượng kali và iốt, hai khoáng chất bị bỏ quên nhiều nhất.