Khoảng 40% phụ nữ phải đối mặt với sự mãn kinh cùng với chứng không kiềm chế được nước tiểu hay són tiểu. Bạn có phải là một trong số ấy?Chắc rồi, són tiểu có thể là một bệnh gây bực mình và lúng túng. Tuy nhiên, bạn cần hiểu đó là một phần của giai đoạn hết sức bình thường sau khi mãn kinh và có thể chữa trị được. Vậy nếu bạn đang phải sống chung với tình trạng khó chịu này, hãy tham khảo những lời khuyên sau.
NGUYÊN NHÂN GÂY SÓN TIỂU
Són tiểu do đâu? Hãy đổ lỗi cho hormone. Trước khi mãn kinh, một lượng estrogen lành mạnh giữ cho mang trong bàng quang khoẻ mạnh và và củng cố các cơ khung chậu bằng cách kích thích máu lưu thông tới vùng khung chậu. Tuy nhiên, với sự thiếu hụt estrogen do quá trình mãn kinh, các cơ khung chậu có thể bị yếu đi và mất khả năng giữ cho cổ bàng quang được kín, "rò rỉ" không mong muốn, đặc biệt khi bạn đang ho, hắt hơi hay nhấc vật nặng (hay còn được gọi là "tiểu không kiểm soát do gắng sức")
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Có một số cách để điều trị một cách trực tiếp và củng cố bàng quang. Việc củng cố cơ bàng quang bao gồm cả bài tập Kegel giúp phụ nữ dễ "lên đỉnh" khi "yêu" hay các chuyển động để tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt cho các cơ đáy khung chậu. Để tập Kegel, bạn cần ép chặt và giữ các cơ khung chậu như thể bạn đang cố nhịn tiểu rồi thả lỏng, mỗi ngày 15 phút.
Bạn cũng có thể luyện tập cho bàng quang bằng cách uống nhiều nước rồi nhịn tiểu khoảng 5 đến 15 phút. Cách này cũng khá tốt trong việc giúp tăng cường sức bền cho bàng quang.
MỘT CÁCH KHÁC NỮA NGĂN NGỪA "RÒ RỈ"
Bên cạnh các bài tập củng cố, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị như Detrol hay Ditropan, kích thích điện từ của các cơ khung chậu; phẫu thuật khắc phục tình trạng võng bàng quang hay liệu pháp hormone thay thế. Tuy vậy, trước khi bạn quyết định "chiến đấu" với những rối loạn của bàng quang, hãy tới khám bác sĩ. Việc kiểm tra bao gồm cả kiểm tra khung chậu, xét nghiệm nước tiểu để tìm những dấu hiệu nhiễm trùng và quyết định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
(Theo SKS/VTV)