Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài 3: Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”

Trong phong trào đấu tranh chính trị liên tục tiến công kẻ thù, một nội dung hoạt động được duy trì thường xuyên và đã phát triển lên đến đỉnh cao trong các năm 1970-1971 là phong trào chống văn hóa đồi trụy, lai căng, cổ vũ tinh thần yêu nước, đấu tranh chống Mỹ, đòi hòa bình, mang tên "Hát cho đồng bào tôi nghe".

Đây là phong trào có tính quần chúng rộng rãi, với nhiều hình thức sinh động, phong phú, đã trở thành mũi nhọn đấu tranh sắc bén, chĩa thẳng vào chánh sách đầu độc, trụy lạc hóa thanh niên của Mỹ - ngụy.

                   Sinh viên học sinh Sài Gòn biểu tình năm 1974.                            

Sự kiện học sinh, sinh viên (HSSV) ca hát những bài có nội dung trong sáng, lành mạnh, đượm tình yêu nước, nhất là những bài hát thời chống Pháp, là việc làm có ý thức kể từ lúc Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời.

Cao trào hơn, kể từ 1966, khi những gót giầy đinh rậm rật của lính Mỹ đổ bộ vào Việt Nam, cuộc xâm lăng văn hóa của Mỹ, chống lại một nền văn hóa lâu đời của dân tộc ta, nhằm tha hóa, đồi trụy hóa tuổi trẻ, thì phong trào văn nghệ đấu tranh đã được dấy lên mạnh mẽ, với nội dung chống Mỹ, đòi hòa bình, thống nhất, bảo vệ văn hóa dân tộc.

Vào ngày 15/4/1965, SVHS Sài Gòn mở đại hội, đòi độc lập, chủ quyền, dân chủ, tự do. Đại hội bị phong tỏa và trấn áp. Những bài hát "Nhà Việt Nam", "Quyết tiến" được cất cao. Hai mươi sinh viên bị bắt giữ và ở các trại giam, tiếng hát nhiệt thành yêu nước lại vang vội không ngừng.

Lúc bấy giờ họ chưa có bài hát riêng của chính phong trào, để biểu thị đầy đủ ý chí của mình. Nhưng đúng một tháng sau, 15/5/1966, họ được trả tự do, các anh chị em sinh viên này đã họp mặt và buổi họp này đã chính thức mở đầu cho giai đoạn mới của sinh hoạt văn nghệ SVHS: Đoàn văn nghệ sinh viên, học sinh được thành lập.

Từ một tổ chức thành lập năm 1966, lực lượng được xây dựng hầu như đều khắp. Các Trường đại học Vạn Hạnh, Văn Khoa, Khoa Học... và hầu hết các trường trung học lớn, đều có đoàn văn nghệ SVHS.

Những năm 1966-1967, SVHS còn hát dân ca, kháng chiến ca và sử ca, nhưng đến 1968 về sau, họ đã tự sáng tác nhiều tác phẩm thơ, kịch, nhạc... nói lên khát vọng hòa bình, lên án chiến tranh xâm lược của Mỹ và tay sai ngụy quyền bán nước.

Hai tập thơ "Tiếng hát những người đi tới" tập 1 xuất bản ngày 17/6/1967 và tập 2 là kịch thơ lịch sử "Tiếng gọi Lam Sơn" của Trần Quang Long, xuất bản ngày 15/10/1967 là những tác phẩm đầu tay, mang hơi thở tới cho phong trào, đã thể hiện khá đậm nội dung đấu tranh, yêu nước, đòi hòa bình - chống Mỹ và làm cách mạng.

Trong mấy năm đầu, nòng cốt của phong trào là Đoàn văn nghệ SVHS Sài Gòn, thuộc Tổng Hội sinh viên Sài Gòn, với các đoàn trưởng lần lượt như: anh Trần Thiện Tứ, Bác sĩ Trương Thìn, nhạc sĩ sinh viên Nguyễn Văn Sanh, nhạc sĩ sinh viên Tôn Thất Lập, nhạc sĩ sinh viên Trần Xuân Tiến, anh Võ Thành Long.

Đêm 11/12/1966, đoàn chính thức trình diễn một chương trình văn nghệ ra mắt tại Trường Quốc gia âm nhạc. Nhạc cảnh "Việt Nam gấm vóc", điệu múa kháng chiến "Nông, tác, vũ" được tán thưởng nồng nhiệt. Ngoài ra, có vở kịch ba màn, ba cảnh "Đường vào lòng dân" được nhiều báo chí ca ngợi.

Lần ra quân đầu tiên rất rầm rộ của phong trào văn nghệ SVHS chống Mỹ là "Đêm văn nghệ Tết Quang Trung" được coi như một bước chuẩn bị công khai cho cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968 tổ chức tại Trường Quốc gia hành chánh gồm 28 trường đại học và trung học tham gia, đã quy tụ được hàng vạn đồng bào. Khán giả ồ ạt kéo đến như đi lễ hội, chật cả đường Trần Quốc Toản.

Ấn tượng nhất là đồng bào đến dự trong rừng cờ đỏ - màu cờ của vua Quang Trung tung bay phần phật trong gió thật hùng vĩ hòa cùng tiếng trống trận uy nghiêm dồn dập. Một sân khấu thật rộng, cảnh sắc rực rỡ khác thường./. 

(Theo Lê Thị Hiếu Dân/camauonline)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Bước đi ban đầu đầy ấn tượng
  • Bài 2: Cô sinh viên ôm mìn đi giữa phố
  • Bài 3: Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” (tiếp theo)
  • Bài 4: Đại hội sinh viên thế giới lần I
  • Bài 4: Đại hội sinh viên thế giới lần I (tiếp theo)
  • Bài 5: Chiến dịch đốt xe Mỹ
  • Bài 5: Chiến dịch đốt xe Mỹ (tiếp theo)
  • Bài 6: Những con số không bao giờ cũ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi