Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bước đi ban đầu đầy ấn tượng

 
  Tượng đài Khởi nghĩa Hòn Khoai tại Năm Căn.Ảnh: THANH DŨNG

Các nhà hoạt động cách mạng ở địa bàn Cà Mau trước những năm 1930 (thế kỷ 20) đã tổ chức đưa nhiều loại sách báo và các loại truyền đơn, tài liệu bí mật, công khai, phát hành tại thị trấn Cà Mau và lan tỏa đến các vùng nông thôn, vùng "căn cứ" trong tỉnh.

"Hồng Anh thư quán" tại thị trấn Cà Mau (nay là TP Cà Mau) là nơi phát hành công khai báo Tiếng Dân, báo Chiến Đấu và nhiều loại sách báo khác, vận động cách mạng và truyền bá tư tưởng giải phóng dân tộc, tư tưởng cách mạng vô sản rộng rãi trong nhân dân.

Sau khi Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Cà Mau được thành lập tại thị trấn Cà Mau năm 1930 (thế kỷ 20), thì tại Rạch Gốc (Tân Ân - Mũi Cà Mau) năm 1931 xuất hiện nhà giáo, nhà hoạt động cách mạng, đồng thời là nhà báo: Phan Ngọc Hiển. Ông đã dùng ngòi bút đấu tranh trực diện với kẻ thù, đòi quyền dân sinh, dân chủ, đòi giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp cần lao.

Vào năm 1931, Phan Ngọc Hiển vừa tốt nghiệp trung học sư phạm ở Sài Gòn, ông bị kẻ thù "đày" xuống vùng Đất Mũi Cà Mau dạy học. Trong bài phóng sự "Vào quê", Phan Ngọc Hiển kể: "Khi tôi mang hành lý đến Hòa Bình(2) thì tôi đã nghe câu này: "Tội nghiệp cho thầy biết chừng nào, hết chỗ phải đi sao, sao lại về chốn thiên ma. Ngoài những cánh rừng hoang, muỗi mồng kia nữa. Đừng có chọc nó, đừng làm mếch lòng nó mà nguy cho sanh mạng. Hễ nó giận thì nó bỏ thuốc độc liền"...(3).

Năm 1935 Phan Ngọc Hiển làm phóng viên của tờ Báo Tân Tiến có trụ sở tại Sa Đéc (Đồng Tháp Mười). Chủ bút Hồ Văn Sao giới thiệu Phan Ngọc Hiển trên Báo Tân Tiến: "Bạn tôi, Phan Ngọc Hiển tức Phan Phan một nhà văn chân chính, lương tâm bắt đầu đi khắp Nam kỳ để làm phận sự người làm báo. Năm nay lần lượt bạn Phan sẽ hiến cho độc giả: 1 Đại náo thôn quê - 2 tinh thần của bạn trẻ nước nhà - 3 giọt nước mắt của dân - 4 thương (4).

Trong 70 tác phẩm của Phan Ngọc Hiển, chúng ta sưu tầm được là những tác phẩm in trên tuần Báo Tân Tiến vào năm l936. Trong đó có hàng chục bài phóng sự Phan Ngọc Hiển viết phản ánh cảnh hà khắc bóc lột của bọn "chúa rừng", bọn "chúa đất", bọn làng lính đối với nhân dân vùng Đất Mũi, giai cấp cần lao ở thôn quê Cà Mau, trong Nam Bộ. Ngoài ra, Phan Ngọc Hiển còn in rau câu, bột nếp những bài báo của mình viết và mua nhiều tờ báo xuất bản ở thành phố Sài Gòn về vùng Đất Mũi phát cho nhân dân và thanh niên đọc để giác ngộ họ”.

Lời giới thiệu sách Tác phẩm Phan Ngọc Hiển(5) nêu rõ dưới đây:

Phan Ngọc Hiển sinh năm 1910, tại phường Cái Khế, Cần Thơ. Ông Phan Văn Vinh là cha, bà Trương Thị Cư là mẹ qua đời khi Phan Ngọc Hiển lên 10 tuổi…

Phan Ngọc Hiển tốt nghiệp trung học sư phạm vào năm 1931 và vào mùa hè năm ấy, ông rời ghế nhà trường làm thầy giáo dạy học. Do bị mật thám truy nã về "tội" hoạt động cách mạng nên ông phải "di chuyển" nhiều nơi dạy học như: Cần Thơ, Cà Mau... rồi ông phải đến Rạch Gốc - nơi chót mũi Cà Mau, rừng thiêng, thú dữ, mở trường dạy học và tiếp tục hoạt động cách mạng.

Cuối năm 1935, Phan Ngọc Hiển làm phóng viên cho Tuần Báo Tân Tiến (Tòa soạn ở Sa Đéc), năm l936 ông trở lại Cà Mau hoạt động. Cuối năm 1937 Xứ ủy Nam kỳ điều động ông về Sài Gòn bổ nhiệm vào Ban Biên tập tờ báo Lao Động thuộc Công Hội Đỏ Nam kỳ.

Cuối năm 1938, Tỉnh ủy Bạc Liêu xin ông trở lại chuẩn bị nhân sự thành lập cơ quan báo Đảng - Tiếng nói của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (nay là Cà Mau và Bạc Liêu). Do tình hình thế giới biến động và cách mạng trong nước có những yêu cầu nên hoãn việc thành lập Cơ quan báo Đảng.

Tháng 6/1939, Đảng bộ phân công ông trở lại hoạt động vùng Rạch Gốc, Hòn Khoai... Trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, ông trực tiếp lãnh đạo, tổ chức cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai ngày 13/12/1940.

Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi trở về đất liền, ông cùng 9 đồng chí của ông bị thực dân Pháp bắt và chúng đưa 10 chiến sĩ Hòn Khoai ra pháp trường xử bắn tại sân banh của thị trấn Cà Mau vào ngày 12/7/1941./.

 

PHẠM VĂN TRI

(2) Thị trấn Hòa Bình, thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu bây giờ, trang 86, sách "Tác phẩm Phan Ngọc Hiển" do Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau và NXB Mũi Cà Mau xuất bản năm 1996.

(3) (4) Trích bài "Tác phẩm Phan Ngọc Hiển sáng ngời tư tưởng cách mạng" của Nhà báo Phạm Văn Tri, trang 11, sách "Tác phẩm Phan Ngọc Hiển Nhà báo - Nhà văn cách mạng "- do Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau và Nhà xuất bản Mũi Cà Mau xuất bản năm 1996.

(5) Theo sách "Tác phẩm Phan Ngọc Hiển" trang 5, 6, 7, 8 do Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau và Nhà xuất bản Mũi Cà Mau xuất bản năm 1996.

(Theo baocamau)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Bài 2: Cô sinh viên ôm mìn đi giữa phố
  • Bài 3: Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”
  • Bài 3: Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” (tiếp theo)
  • Bài 4: Đại hội sinh viên thế giới lần I
  • Bài 4: Đại hội sinh viên thế giới lần I (tiếp theo)
  • Bài 5: Chiến dịch đốt xe Mỹ
  • Bài 5: Chiến dịch đốt xe Mỹ (tiếp theo)
  • Bài 6: Những con số không bao giờ cũ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi