Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chiến lược quốc gia cho hàng nội Thị trường nội địa: “Đầu kéo” tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Sơn trên các dữ liệu thống kê, phân tích về quy mô ngày càng lớn của tiêu thụ nội địa
 

Theo số liệu của tổng cục Thống kê, trong 10 năm 1997 – 2007, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ  theo giá thực tế đã tăng 352,01% (năm 2007 gấp 4,52 lần năm 1997, 731.810 tỉ đồng/161.900 tỉ đồng); trong lúc GDP chỉ tăng 264,77% (năm 2007 gấp 3,65 lần năm 1997, 1.144.015/313.623 tỉ đồng).

Từ số liệu trên, tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ (quy mô thị trường nội địa) tăng nhanh hơn mức tăng GDP chứng tỏ thị trường nội địa thực sự là “đầu kéo” của nền kinh tế, đóng góp phần quan trọng vào tăng trưởng.

Đáng chú ý là giai đoạn 1997 – 1999 diễn ra khủng hoảng tài chính Đông Nam Á, tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ trên thị trường nội địa vẫn tăng dù có tăng thấp hơn GDP, năm 1998 chỉ tăng 5,7%, 1999 tăng 4,1%, trong khi cùng thời điểm GDP tăng 5,8%, 4,8%, cho thấy sự nhạy bén trong quyết định chi tiêu của người dân. Đây là một bài học cho các quyết định “kích cầu” của Nhà nước trong việc vực dậy nền kinh tế thị trường. Trong giai đoạn này, Chính phủ cũng đã áp dụng biện pháp kích cầu.

Và kết quả là tổng mức bán lẻ năm 2000 tăng 8,2% đưa tổng mức bán lẻ trong giai đoạn 1997 – 2000 đạt 6,0%/năm, cao hơn mức tăng trưởng GDP là 5,8%.

Cùng với sự phát triển của đất nước, thị trường nội địa ngày càng quan trọng hơn, thể hiện qua mức tiêu thụ ngày càng tăng cao hơn so GDP. Qua giai đoạn 2001 – 2005, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ bình quân tăng tới 10,3%/năm so GDP chỉ tăng 7,5%/năm. Giai đoạn “cực thịnh” của tăng trưởng 2006 – 2007, các con số tương ứng là 14,5%/năm và 8,4%/năm.

Tóm lại, nếu lấy giá thực tế quy đổi theo tỉ giá thực tế thời điểm thì quy mô thị trường nội địa đã tăng từ khoảng 10,8 tỉ USD năm 1997 lên 45,7 tỉ USD năm 2007.

Tiêu thụ nội địa: chiếc bánh đang nở

Cơ cấu tổng mức bán lẻ bao gồm: thương nghiệp; khách sạn, nhà hàng; du lịch và dịch vụ. Trong đó, tiêu thụ hàng hoá thể hiện qua mức bán lẻ thương nghiệp. Tỷ trọng thương nghiệp đã liên tục tăng trong giai đoạn 1997 – 2000, từ 81,4% lên 83,4%, phản ánh thực tế mua sắm hàng hoá vẫn còn là ưu tiên hàng đầu trong cơ cấu chi tiêu. Nhưng từ năm 2001, khi kinh tế hồi phục sau khủng hoảng tài chính Đông Nam Á, tỷ trọng thương nghiệp bắt đầu giảm xuống, dịch vụ tăng lên, điều này phù hợp với quy luật phát triển, thu nhập càng cao, chi tiêu cho dịch vụ càng nhiều. Đến năm 2007, tỷ trọng thương nghiệp trong tổng mức bán lẻ đã giảm xuống còn 77%, nhưng đây vẫn là trọng số lớn trong cơ cấu thị trường nội địa tương ứng quy mô khoảng 35,2 tỉ USD.

Phân tích sâu hơn, các vùng tiêu thụ quan trọng là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 75,9% tổng mức bán lẻ năm 2007 (so với 73,6% năm 1997); trong đó, Đông Nam bộ là vùng tiêu thụ lớn nhất chiếm 35,2% (riêng TP.HCM chiếm 22,9%), đồng bằng sông Hồng chiếm 21,2% (riêng TP Hà Nội chiếm 9,4%), đồng bằng sông Cửu Long 19,5%.

Những phân tích trên cho thấy cơ cấu chi tiêu và cơ cấu địa bàn của tổng mức bán lẻ nội địa, có thể chỉ điểm cho các biện pháp kích cầu trong giai đoạn suy thoái hiện nay, một lần nữa, nhằm vực dậy nền kinh tế thị trường.
 

Đề xuất cứu thị trường nội địa

Hàng loạt hội thảo, cuộc họp nội bộ lẫn những chuyến khảo sát dài hơi của trung tâm BSA và câu lạc bộ Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã đưa ra một danh sách các điểm cần hành động ngay để cứu thị trường nội địa trong cơn nguy cấp hiện nay.

– Doanh nghiệp rên xiết nhất là nạn hàng giả. Một chủ thương hiệu thời trang nổi tiếng Việt Nam nói, chỉ mong Nhà nước sờ gáy những đơn vị bán hàng hiệu giả ở Saigon Square, xử lý hết mấy cửa hàng “hồn Trung Hoa da… nước Ý” là doanh số các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng lên 50%.

– Những rào cản kỹ thuật đang bị thả lỏng cho hàng ngoại thả sức tràn vào thị trường. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh kể câu chuyện về hàng đồ chơi trẻ con của Trung Quốc đang có mặt khắp mọi nơi trên toàn thế giới, ngoại trừ Nhật Bản. Vì sao, vì người Nhật có yêu cầu giấy chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng của nhựa, của chất giáo dục… trong thiết bị thì mới được nhập.

– Nhà nước là người tiêu dùng lớn nhất cần nêu gương xài hàng nội. Thủ tướng từng đề cập đến việc các công trình sử dụng ngân sách thì phải xài hàng nội. Và bộ trưởng Công thương có lúc cũng công bố là tất cả cơ quan bộ phải xài hàng nội. Vấn đề là cần thực hiện và kiểm soát việc thực hiện.

– Nhà nước hỗ trợ lãi suất nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn than thở khó vay. Đặc biệt, công nghệ là thứ mà Nhà nước nào trên thế giới cũng ưu tiên hỗ trợ cho doanh nghiệp để nâng mặt bằng công nghệ quốc gia trong khi ở Việt Nam, hoạt động này mới ở mức làm theo “phong trào”.

– Nhà nước phải cung cấp thông tin thị trường miễn phí cho doanh nghiệp, là điều nhiều quốc gia đang thực hiện. Ở nước ta, doanh nghiệp phải tìm thông tin khó khăn trong khi ít có doanh nghiệp đủ sức đầu tư nghiên cứu thị trường.

– Hỗ trợ truyền thông cho doanh nghiệp.

– Xúc tiến thị trường nội địa. Kết nối nông dân với thị trường, với các nhà phân phối.

Trần Nguyên 

( Theo Nguyễn Văn Sơn // SGTT Online)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Diễn đàn Một chiến lược quốc gia cho hàng Việt : Chỗ đứng thật sự cho hàng nội
  • Diễn đàn chiến lược quốc gia cho hàng Việt: Những doanh nghiệp tự lót đường đi
  • Sống chung (và sống sót) với hàng Trung Quốc
  • Diễn đàn: Một chiến lược quốc gia cho hàng Việt Nam - Nói với người tiêu dùng chiến lược
  • Diễn đàn: Một chiến lược quốc gia cho hàng Việt Nam: Nhìn từ ngành lúa gạo - Để tư doanh bình đẳng với quốc doanh trong cạnh tranh
  • Diễn đàn: Một chiến lược quốc gia cho hàng Việt Nam - Khả năng cạnh tranh nhìn từ chính sách tỷ giá
  • Cơ hội lớn nhất là tái cơ cấu nền kinh tế
  • Tăng trưởng kinh tế 2009 có thể ở mức 5%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi