Tác giả đã mổ xẻ khá thẳng thắn vấn nạn hàng Trung Quốc tại Việt Nam. Doanh nghiệp ham lời nên đẩy mạnh nhập khẩu đã đành, mà bộ máy công quyền lại “yếu nhớt” nên hàng Trung Quốc thả cửa vào thị trường Việt Nam. Họ lách thuế nên giá bán rất cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam chỉ có nước chào thua. Tác giả dùng chữ “lửa cháy phừng phừng” (về chuyện tuy là “lâu dài” nhưng “bức bách”: làm thế nào để “chiến đấu” với hàng lậu, hàng giả Trung Quốc, làm sao hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác và cạnh tranh với hàng Trung Quốc) – đầy kích động nhưng là những kích động xác đáng để đánh thức giấc ngủ dài lười biếng của xã hội.
Doanh nghiệp như chúng tôi, vốn đã dạn dày sương gió, vậy mà vẫn thấy mình nóng lên theo cái cảm xúc “phừng phừng” này. Tác giả thật dũng cảm khi nói thẳng “sự xâm nhập có tính chất toàn diện đối với Việt Nam (kinh tế, chính trị, đầu tư, thương mại, xã hội, văn hoá…)”. Vấn đề vậy là nghiêm trọng lắm rồi! Xã hội không tỉnh thức thì nền kinh tế của chúng ta sẽ đi về đâu? Thế hệ doanh nghiệp chúng tôi vẫn còn trong lòng giấc mơ “Lý Thường Kiệt”. Chúng ta có thể cân bằng mậu dịch. Vấn đề là phải có đầu tư để gia tăng hàm lượng chất xám. Chỉ có đẩy mạnh giá trị tri thức trong sản phẩm thì mới có cơ hội xâm nhập thị trường của họ được. Dân Trung Quốc vẫn mê iPod và làm giàu cho công ty Mỹ mặc dù iPod được lắp ráp ngay tại chính đất nước Trung Quốc với tiền công rẻ mạt.
Lê Văn Chính, Soncamedia, chinh.levan@sonca.com.vn
Hàng Trung Quốc cũng như bất kỳ một loại hàng hoá nào khác, cũng phải có nguyên liệu, cũng phải được sản xuất, cũng lưu kho, lưu bãi và vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Hàng Trung Quốc xâm nhập mạnh thị trường Việt Nam là điều tất yếu, vì họ có chung biên giới với ta, và có kinh nghiệm mua bán tiểu ngạch với quy mô lớn từ lâu đời. Chúng ta cần có biện pháp đối phó:
- Thắt chặt buôn bán tiểu ngạch với quy mô lớn bằng thuế và hạn ngạch, giống như đi máy bay mỗi người chỉ được mang theo một khối lượng hàng nhất định.
- Dựng hàng rào kỹ thuật bằng các tiêu chuẩn, mọi món hàng đưa Việt Nam đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn.
- Đề nghị niêm yết rõ ràng đây là hàng Trung Quốc hoặc có xuất xứ từ Trung Quốc, không lập lờ.
thaotrieu@gmail.com
Người Việt Nam và cơ quan công quyền Việt Nam cần thể hiện trách nhiệm của mình:
- Giống như việc kiểm tra đội mũ bảo hiểm, cần kiểm tra các điểm bán lẻ hàng giả, hàng lậu và xử lý nghiêm. Khi bạn hàng không bán hàng này nữa thì dòng chảy sẽ giảm ngay theo luật cung cầu.
- Thanh kiểm tra giá: các đơn vị nhập khẩu hàng Trung Quốc thường được phía Trung Quốc giúp đỡ làm hợp đồng giảm giá để gian lận thuế. Khi đó, hoá đơn bán hàng giá thấp hơn mức thanh toán thực tế. Việc kiểm tra giá này khó nhưng không phải không làm được.
Ngô Bách Chiến, deersonysz@yahoo.com
Thiết nghĩ xử lý những vụ lừa đảo của người nước ngoài (như Trung Quốc – theo bài báo đề cập) chẳng có gì khó. Cứ công khai như những vụ lừa đảo trong nước. Và cũng phải sờ tới những người bị lừa để xem do đâu mà bị lừa để còn ứng phó.
Nguyễn Văn Tốt, nguyenvangood@gmail.com
( Theo SGTT Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com