Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát và vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát

Lạm phát là vấn đền nan giải trong đời sống kinh tế- xã hội và điều hành kinh tế vĩ mô. Lạm phát là hiện tượng tăng giá cả hàng loạt của hầu hết các sản phẩm hàng hóa, làm cho chất lượng cuộc sống của người lao động, người tiêu dùng giảm xuống. Cho dù thu nhập danh nghĩa có tăng lên chút ít nhưng thường không đủ bù đắp cho mức tăng giá cả hàng hóa. Còn đối với người sản xuất, người bán phải hạch toán chi li từng khoản chi phí cũng phải lo lắng trước cơn lốc xoáy của hiện tượng lạm phát khi mà giá trị của đồng tiền ngày một suy giảm. Và việc lo bảo toàn giá trị đồng vốn của doanh nghiệp cũng là cả một vấn đề chứ đừng nói đến lợi nhuận cao khi mà giá cả tăng thì hàng hóa thường khó bán hơn.
   

Tuy nhiên, lạm phát cũng không hẳn là hiện tượng tuyệt đối xấu. Một mức lạm phát vừa phải thường có tác động kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhất là những nước có nền kinh tế đang phát triển. Còn thế nào là lạm phát vừa phải? Thông thường theo lý thuyết và quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế thì mức lạm phát một số và thường là ở ngưỡng dưới 6% là vừa phải.

Ngày nay, lạm phát không phải chỉ riêng là vấn đề trong một quốc gia, trong bối cảnh hội nhập thì lạm phát cũng mang tính chất toàn cầu. Một khi nền kinh tế thế giới đã có mối gắn kết với nhau qua quan hệ xuất nhập khẩu và tỷ giá tiền tệ thì lạm phát của nước này cũng ảnh hưởng đến nước khác.

Thực trạng lạm phát của Việt Nam

Thực tế hiện nay ở Việt Nam, lạm phát đang là vấn đề trọng tâm của các chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô. Lạm phát (chỉ số CPI) năm 2007 là 12,63% và 6 tháng đầu năm 2008 là 18,44%. Theo các chuyên gia kinh tế thì thực trạng lạm phát ở Việt Nam đã lên đến mức báo động. Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra một số quan điểm chiến lược thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, chấp nhận đánh giá đổi hạ chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế xuống 7% để thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát.

Thứ hai, không điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước năm 2008 theo mặt bằng giá mới.

Thứ ba, chưa điều chỉnh tăng giá điện, xăng dầu, than, nước sinh hoạt, cước vận chuyển máy bay, tầu hỏa, xe buýt... khi kiềm chế lạm phát sẽ áp dụng lộ trình thích hợp.

Để có thể hiện thực hiện thành công việc kiềm chế lạm phát chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân và thể loại lạm phát ở Việt Nam hiện nay.

Nguyên nhân và thể loại lạm phát

Đã có nhiều chuyên gia đưa ra nhiều quan điểm về nguyên nhân và thể loại lạm phát hiện nay: Lạm phát chi phí đẩy, lạm phát cầu kéo; lạm phát tỷ giá, lạm phát tiền tệ và cả lạm phát do thiên tai mất mùa dịch bệnh... Chúng tôi xin đi sâu vào phân tích 2 thể loại chính gây ra lạm phát hiện nay là: Lạm phát chi phí đẩy và lạm phát tiền tệ.

Lạm phát chi phí đẩy: Đây là thể loại lạm phát dễ nhận thấy và dễ lý giải. Giá cả hàng hóa gia tăng là do các chi phí sản xuất hàng hóa gia tăng. Giá bán tăng là do giá thành sản xuất tăng.

Trong nền kinh tế thị trường nguyên tắc hạch toán kế toán bao trùm lên toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh - thương mại là phải bảo toàn được vốn, có lợi nhuận, có M (có bóc lột). Và trên thực tế trong thời gian vừa qua mức độ lạm phát ở Việt Nam phần lớn nguyên nhân là do chi phí đẩy và thể hiện rõ nhất là việc gia tăng giá xăng dầu dẫn đến giá sắt thép, xi măng, phân bón... tăng. Cộng thêm vào đó việc điều chỉnh tăng lương của Nhà nước cũng tác động không nhỏ đến giá thành và giá bán của các sản phẩm hàng hóa. ở đây chúng ta cần phải thêm vào tình trạng thiên tai dịch bệnh cũng tác động đến sự tăng giá của các loại hàng hóa thiết yếu: gạo, thịt, rau, mắm... cũng như các thương nhân buôn chợ cũng phải tăng thêm ít giá để đảm bảo thu nhập sống của mình.

Như vậy, để kiềm chế lạm phát đối với thể loại lạm phát chi phí đẩy việc quan trọng là phải kiểm soát được sự tăng giá của các mặt hàng chiến lược như Chính phủ đã đưa ra là phù hợp.

Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại toàn cầu, hoạch toán kinh tế thị trường khi mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng chiến lược hạch toán lỗ thì Nhà nước có đủ sức cấp bù lỗ như trong nền kinh tế kế hoạch trước đây; hay là các doanh nghiệp lại phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm thiểu tối đa lỗ và như vậy việc kiềm chế lạm phát với thể loại chi phí đẩy không chỉ nằm trong phạm vi điều chỉnh của quốc gia mà còn phụ thuộc vào sự tăng giảm giá cả của các mặt hàng chiến lược trong hoạt động thương mại toàn cầu.

Lạm phát tiền tệ: Lạm phát tiền tệ là một cách đánh giá tổng quát nhất của vấn đề lạm phát khi mà giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên thì đồng nghĩa với sự suy giảm giá trị của đồng tiền hay nói một cách khác là sức mua của đồng tiền giảm xuống.

Lạm phát tiền tệ bắt nguồn từ sự mất cân đối giữa tiền và hàng trên quy mô toàn xã hội. Để chống lạm phát tiền tệ, việc cần làm là rút lượng tiền “thừa” trong lưu thông về kho dự trữ hoặc là giảm mức cung tiền. Vấn đề tiền thừa hay thiếu trong lưu thông đã được bàn cãi nhiều trong những năm 1985-1995 và trong giai đoạn này chúng ta đã chống lạm phát thành công bằng cách đưa lãi suất ngân hàng lên thực dương (cao hơn mức độ lạm phát) và hạn chế lượng tiền mặt (M1) trong lưu thông bằng cách tạo khoảng cách khá lớn giữa M1 và M2 (tiền ghi sổ, séc...). Lạm phát năm 1992 là 17,55%, năm 1993 còn 5,2%. Tuy nhiên việc chống lạm phát trong thời kỳ này chúng ta phải thấy rằng đó là thời kỳ bao cấp có nhiều vấn đề khác xa so với hiện tại.

Ngày nay, với cơ chế thị trường cho dù chưa hoàn thiện nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều phải tự hạch toán kinh doanh cho dù đó là doanh nghiệp nhà nước, cho nên vấn đề lạm phát chi phí đẩy đã được chúng tôi nêu ở trên có thể đánh giá định tính là chiếm 60-70% vấn đề lạm phát hiện nay.

Còn khi chúng ta nói tiền thừa trong lưu thông thì cần phải xem xét tiền đi vào lưu thông như thế nào để chặn lại. Nguyên nhân của hiện tượng tiền thừa trong lưu thông bắt nguồn từ các yếu tố chính: Bội chi ngân sách; lượng kiều hối chuyển về không gắn với sự gia tăng giá trị hàng hóa; đầu tư xây dựng cơ bản kém hiệu quả; tăng trưởng hạn mức tín dụng quá nóng.

Vai trò của NHNN trong kiềm chế lạm phát

Vấn đề kiềm chế lạm phát từ chính sách tiền tệ dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm lượng tiền cung ứng vào lưu thông và kiểm soát hiệu quả hoạt động tín dụng.

Từ ngày 16/1/2008 NHNN đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VNĐ và ngoại tệ; thời hạn dưới 12 tháng từ 10% lên 11%/năm và thời hạn trên 12  tháng từ 4% lên 5%/năm. Tiếp theo đó ngày 30/01/2008 NHNN đã nâng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm. Tuy nhiên với sự điều chỉnh biên đổi nhỏ hẹp của NHNN trong 6 tháng đầu năm 2008 lạm phát vẫn tăng cao. Và gần đây nhất ngày 10/6/2008 NHNN đã nâng lãi suất cơ bản lên 14%/năm. Đồng thời khống chế mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) không quá 21%/năm. Việc NHNN đưa ra các biện pháp mạnh để góp phần tích cực chống lạm phát cũng như quyết tâm của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát giúp chúng ta tin tưởng vào việc chống lạm phát thành công khi hạn chế được lượng tiền đi vào lưu thông.

Vai trò của chính sách tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát là rất quan trọng. Với những động thái của NHNN có khả năng làm giảm được lượng tiền trong lưu thông. Nhưng việc gia tăng lãi suất cơ bản của NHNN một mặt huy động được nguồn vốn nhàn rỗi nhưng mặt khác cũng làm cho chi phí sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên khi phải hạch toán vào giá thành sản phẩm một mức lãi suất cao hơn và có thể đó là một tiềm ẩn cho một đợt tăng giá mới. Các NHTM đang hoạt động với mức chênh lệch lãi suất huy động cho vay không quá 3% với hạn mức tăng trưởng tín dụng thu hẹp và tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn làm cho hoạt động của các NHTM khó khăn hơn./
   

(ThS. Trần Quang Hà - Tạp chí kinh tế và dự báo)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
  • Sức chứa kinh tế tỉnh Đồng Nai trong quá trình phát triển đến năm 2020
  • Hiệu quả đầu tư qua ngân sách phát triển xã: Bài học kinh nghiệm
  • Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1986 - 1990: Trang sử khắc nghiệt
  • Đak Nông: Phấn đấu không giảm mục tiêu tăng trưởng
  • Hà Nội đề xuất dừng 10 dự án sân gôn: Bài 1: Những dự án biến tướng
  • Hà Nội đề xuất dừng 10 dự án sân gôn: Bài 2: Trả lại đất bờ xôi, ruộng mật
  • Thủ đô gió ngàn sục sôi tinh thần khởi nghiệp (Phần 1)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi