Gặp gỡ ông Bùi Tiến Huệ, Công sứ Việt Nam tại Pháp, phụ trách lãnh sự, chúng tôi được biết, Pháp và Việt Nam tuy chưa ký Hiệp định song phương về nhận người trở lại, nhưng hai bên cũng đã tạm thời thống nhất một số hình thức phối hợp để giải quyết các trường hợp người nhập cư bất hợp pháp.
Tuy nhiên, khi bị bắt, những người nhập cư bất hợp pháp đều khai không đúng sự thật về năm sinh, tên tuổi, quê quán, hay địa chỉ thường trú ở Việt Nam... khiến cho việc xác minh không thực hiện được.
Bản thân những người nhập cư cũng thú nhận với chúng tôi rằng họ không thể trở về với một món nợ to lớn để lại nơi quê nhà. Sau tất cả những gian nan, vất vả mà họ nếm trải trong hành trình đến "thiên đường Anh quốc", họ chỉ còn cách tiếp tục dấn bước mặc dù không biết ngày mai tương lai của mình sẽ ra sao.
Đó cũng chính là lý do khiến những người Việt nhập cư bất hợp pháp tìm cách quanh co, hoặc tránh tiếp xúc, hay liên hệ với cơ quan đại diện của Việt Nam tại Pháp.
Theo ông Huệ, các năm trước đây, lượng người Việt nhập cư lậu vào Pháp bị bắt không nhiều. Mỗi năm, phía Pháp chỉ gửi tới sứ quán trên dưới một chục trường hợp để thẩm vấn và xác minh nhân thân.
Nhưng từ cuối năm 2009, số người Việt nhập cư bất hợp pháp bị bắt tăng đột biến do chính quyền Pháp quyết tâm dẹp bỏ tình trạng nhập cư bất hợp pháp tại vùng Calais và chính sách nhập cư của châu Âu đã siết chặt hơn, nhằm ngăn chặn làn sóng người tị nạn kinh tế đến từ các nước kém phát triển.
Con số thống kê cho thấy năm 2009, Sứ quán Việt Nam tại Pháp đã phải giải quyết 140 trường hợp bị cảnh sát Pháp bắt giữ và yêu cầu xác minh nhân thân, trong số này, phía Việt Nam chỉ xác nhận được 22 trường hợp; 82 trường hợp khác không xác minh được do lời khai không đúng sự thật, số còn lại đang trong quá trình xác minh.
Trong số 140 người nói trên, đa số khai quê quán ở miền Trung, trong đó nhiều nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh, tiếp đến Quảng Bình, Quảng Trị, còn lại là các địa phương khác như Hải Dương, Lào Cai, Hà Nội, Thái Bình...
Một số đi từ các nước Liên Xô cũ và Đông Âu sang. Một số từ trong nước sang theo con đường du lịch, qua Cộng hòa Séc, Nga, Đức... rồi vào Pháp. Một số ít nữa là bay thẳng sang Pháp. Hầu hết những người này không có hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân, do đã vứt bỏ dọc đường, hoặc bị bọn đưa người giữ lại để quay vòng sử dụng.
Qua tìm hiểu, thẩm vấn thì được biết phần lớn họ sang Pháp nhờ các đường dây đưa người. Đội quân này có cả người Việt Nam và người nước ngoài, tạo thành mạng lưới hoạt động xuyên quốc gia.
Hầu hết những người Việt nhập cư bất hợp pháp bị bắt đều không biết ngoại ngữ và có trình độ học vấn thấp. Họ khai sang đây nhằm mục đích kinh tế.
Nghe theo những lời quảng cáo lừa bịp, với mơ ước sang Anh để kiếm việc làm và tiền bạc, họ đã cầm cố, vay nợ, bán nhà cửa để có tiền trả cho các chi phí cho chuyến đi.
Theo ông Huệ, sở dĩ năm 2009 rộ lên chuyện người Việt chạy sang Pháp để tìm đường đi Anh nhiều như vậy là có nhiều lý do. Lý do thứ nhất là việc làm ăn ở Liên Xô cũ và Đông Âu đã khó khăn hơn trước, họ muốn tìm đường sang Anh, nơi họ nghe nói có thể kiếm tiền dễ dàng hơn.
Thứ hai là do điều kiện kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, một số người do thiếu thông tin đã nghe những lời quảng cáo, dụ dỗ, lừa gạt của các đường dây đưa người ra nước ngoài, rồi bị chúng "đem con bỏ chợ" ở Pháp sau khi đã thu được lệ phí.
Thứ ba là nghe thông tin của bạn bè, người thân đã trốn thoát sang được Anh, làm nghề trồng cây thuốc phiện, kiếm nhiều tiền, không những hòa vốn và còn giúp đỡ được gia đình ở quê nhà, nên cố gắng liều một phen để hy vọng đổi đời.
Lời sám hối muộn màng
Chúng tôi chia tay những người Việt ở rừng Angres trong ánh sáng nhập nhoạng của buổi chiều tà. Tiễn chúng tôi ra xe là những bóng người lầm lũi, cô quạnh, khác hẳn với dáng vẻ vui mừng lúc sáng.
Những lời an ủi, động viên, những ánh mắt lưu luyến làm nao lòng cả người đi, lẫn người ở. Xe lăn bánh, chúng tôi ra về, để lại phía sau những gương mặt thẫn thờ, những ánh mắt níu kéo, những bàn tay vẫy chào luyến tiếc.
Những bóng hình khắc khổ khuất dần phía cuối rừng, trước mặt chúng tôi là con đường cao tốc dẫn đến đường hầm Eurotunnel. Nhìn những chiếc xe tải chạy vội vã trên đường, tôi tự hỏi đêm nay, chiếc xe nào sẽ chở những con người đáng thương kia đến với "thiên đường" mà họ muốn tới.
Những cánh đồng tuyết phủ trắng xóa hai bên đường vùn vụt lùi lại phía sau, nhưng bên tai tôi vẫn còn văng vẳng lời sám hối của những "Người Rừng". "Nếu biết trước kết cục sẽ là như thế này, tôi chẳng đời nào rời xa gia đình để rồi tự dấn thân vào một cuộc phiêu lưu vô vọng như thế," anh Long đã thú nhận với chúng tôi như vậy mặc dù anh biết rằng giờ đây chẳng còn sự lựa chọn nào khác.
Anh không thể về với một món nợ không có gì để trả. Sau bao nỗi khổ ải, cùng cực, phía trước đã là nơi muốn đến, anh không còn đường để lui, dù không biết tương lai cuộc sống ở bên đó như thế nào.
Với hai cô gái trẻ đất Hải Phòng, cái giá phải trả cũng thật quá đắt, cả về vật chất và tinh thần, để rồi cái được chỉ là con số không tròn trịa: không nhà, không cửa, không người thân, không nghề nghiệp, không tiền bạc và cũng không thể quay trở lại được nữa vì đã mất mát quá nhiều.
Giờ đây, Thủy chỉ còn biết để cho nỗi ân hận theo những giọt nước mắt chảy dài trên gò má: "Nếu như thời gian có thể quay trở lại, có lẽ em sẽ không bao giờ lựa chọn sự ra đi như thế này."
Được chứng kiến tận mắt tình cảnh của những người nhập cư bất hợp pháp, được nghe tận tai những câu chuyện kinh hoàng mà họ trải qua, chúng tôi ra về trong tâm trạng vừa giận, vừa thương.
Giận vì họ đã tin một cách mù quáng vào những viễn cảnh tươi đẹp mà những kẻ đưa người trái phép vẽ ra để kiếm lợi một cách vô nhân đạo, để rồi bỏ ra hàng chục ngàn USD để mua lấy một ảo mộng quá mong manh.
Thương vì họ đã phải trả một giá quá đắt cho một cuộc hành trình đầy gian nan, một cuộc sống vất vưởng và một tương lai ảm đạm nơi đất khách quê người.
Để kết thúc loạt bài phóng sự này, tôi xin được nhắc lại lời nhắn nhủ của chị Annick Pagias, tình nguyện viên thuộc tổ chức Fraternité Migrants: "Các bạn cần phải viết để cho đồng bào các bạn thấy được nỗi cơ cực mà những người nhập cư bất hợp pháp phải chịu đựng. Chỉ vì nghe theo những lời quảng cáo hào nhoáng để tìm đến thiên đường làm giàu, họ đã phải trả cái giá thật quá đắt."
Chị Annick Pagias cho rằng: "Ngay cả khi những người Việt ở Angres có vượt qua được bao nỗi gian truân, vất vả để sang được bờ bên kia, thiên đường đó cũng không phải là của họ. Bởi vì ở nơi đó, công việc mà họ sẽ làm cũng chỉ là lao động bất hợp pháp và cuộc sống của họ rồi cũng vẫn bấp bênh, tương lai cũng bất định mà thôi."/.
Kỳ 1: Những người Việt đi tìm tương lai ảo ở nước Anh
Kỳ 2: Đường tới "thiên đường": Bĩ cực mà chẳng thái lai
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Qua các tư liệu có được có thể thấy lúc ấy Liên Xô kiên định ủng hộ ta nhưng chú trọng nhiều hơn tới các vấn đề châu Âu, có phần thụ động và “khoán” các vấn đề Viễn Đông cho Trung Quốc.
Nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực giao thông để theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế đang khiến cho bài toán vốn càng trở nên khó khăn hơn trong những năm tới.
Cứ mỗi lần cá cược bị bắt, người ta thường đọc thấy thông tin rằng các bị can đã cá cược hết bao nhiêu tiền, với dân cá cược, họ tin rằng đó là do các ngân hàng ở Việt Nam cung cấp thông tin cá nhân. Thế nên, dòng chảy của đồng tiền đang được chính những người chơi “nắn” lại.
Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn I dài 1.350 km từ Hoà Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum) có chi phí đầu tư 13.312 tỷ đồng sau gần 2 năm vận hành vẫn chưa được quan tâm khai thác đúng mức.
Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn I dài 1.350 km từ Hoà Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum) có chi phí đầu tư 13.312 tỷ đồng sau gần 2 năm vận hành vẫn chưa được quan tâm khai thác đúng mức.
Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn I dài 1.350 km từ Hoà Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum) có chi phí đầu tư 13.312 tỷ đồng sau gần 2 năm vận hành vẫn chưa được quan tâm khai thác đúng mức.
Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn I dài 1.350 km từ Hoà Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum) có chi phí đầu tư 13.312 tỷ đồng sau hơn 2 năm vận hành vẫn chưa được quan tâm khai thác đúng mức.
Con số thống kê khoảng 1,7 triệu người mù chữ chưa tính tới một dạng mù chữ khác: mù chữ chức năng (functional illiteracy) đang ngấm ngầm tồn tại trong xã hội Việt Nam, tạo thành một nạn dịch thầm lặng.
Không thể sống với hào quang quá khứ, với lịch sử, Việt Nam phải tạo nên chất anh hùng mới từ trí tuệ Việt Nam, tránh bị lệ thuộc, mất độc lập ngay khi đất nước vẫn toàn vẹn, mà điều quan trọng là phải tôn trọng dân, để đánh thức và khai mở sức mạnh bên trong.
Không thể sống với hào quang quá khứ, với lịch sử, Việt Nam phải tạo nên chất anh hùng mới từ trí tuệ Việt Nam, tránh bị lệ thuộc, mất độc lập ngay khi đất nước vẫn toàn vẹn, mà điều quan trọng là phải tôn trọng dân, để đánh thức và khai mở sức mạnh bên trong.
Thứ bậc xếp hạng chỉ có ý nghĩa tương đối. Điều quan trọng sau chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là chính quyền mỗi địa phương phải thấy luôn có cảm nhận của DN và nhân dân địa phương mình - như một công cụ giám sát về điều hành, quản lý kinh tế - xã hội, từ đó nỗ lực cải cách.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.