Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dấu hiệu tích cực đằng sau CPI

Dòng xoáy bão giá đang tăng dần, điều này được thể hiện rất rõ trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mà Cục Thống kê thông báo mới nhất ngày 20-4.

Tại TP.HCM chỉ số giá tiêu dùng CPI có mức tăng 3,16%, Hà Nội là 3,28%, Long An là 5,46%... Như vậy tính bình quân CPI của cả nước sẽ là trên 3% và nếu cộng dồn từ đầu năm tới nay CPI cả nước đã là 9,5%.

Nhiều người lo lắng cho rằng khi CPI tăng là nền kinh tế ta đang lạm phát. Tuy nhiên, GS-TS Nguyễn Thanh Tuyền, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM, cho rằng chúng ta chỉ quen nhìn mặt trái của dấu hiệu lạm phát mà quên mất CPI tăng cũng mang nhiều tín hiệu tích cực. Nó là dấu hiệu của thời kỳ xác lập trật tự kinh tế, mặt bằng giá mới theo hướng toàn cầu hóa, khi mà Việt Nam đang hội nhập theo chiều sâu với kinh tế thế giới. CPI đang diễn ra trong trạng thái kinh tế có chuyển biến tích cực mang tính quy luật của chu trình kinh tế.

Hiện nay, trên thị trường đang có sự phản ứng dây chuyền về giá cả. Nhưng theo GS Tuyền, việc xuất hiện mặt bằng mới có lợi cho sự phát triển. Bởi khi giá cả mới được thiết lập, sẽ tạo môi trường tái tạo lại trật tự kinh tế mới. Các nước phát triển trên thế giới nếu không có sự biến động như thế này thì sẽ không thể phát triển mạnh như hiện nay được.

Cũng theo ông Tuyền, chúng ta đang cố gắng bình ổn giá cả, mà đáng ra nền kinh tế phải được xác lập mặt bằng giá mới từ rất lâu rồi. Sự kìm nén quá mức dẫn tới bột phát là điều không tránh khỏi. Chính vì thế CPI tăng là đúng quy luật. CPI tăng sẽ giúp giá cả của Việt Nam tiếp cận với giá cả thế giới. Tạo sự công bằng, chuẩn mực hơn trong quan hệ và trong thanh toán quốc tế, trong xác định thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam.

(Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Giảm chi phí để tự cứu
  • Lý do khiến CPI tháng 4 có thể vượt 3%?
  • PPP sẽ giúp giảm “đặc quyền”?
  • Bình ổn giá cần được cân nhắc lại?
  • Sốc với chỉ số tiêu dùng tháng 4
  • Thủy điện tư bên bờ phá sản
  • ADB: Năm 2011, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1%
  • Giá điện theo cơ chế thị trường: Cần minh bạch, công khai các yếu tố hình thành giá điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi