Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải cách hành chính : Cần thay đổi nhận thức của công chức

Việc cải cách hành chính thành công hay không phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nhận thức của công chức

 

Việc cải cách hành chính thành công hay không phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nhận thức của công chức

Trong buổi làm việc mới đây, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính Chính phủ đã phân tích những vấn đề vướng mắc liên quan đến việc rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính trong hai lĩnh vực nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của DN, đó là Thuế và Hải quan.

Theo “Báo cáo tổng quan những Nghiên cứu về môi trường kinh doanh tại VN” vừa được CEPR (Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách - ĐH Kinh tế - ĐH quốc gia Hà Nội) công bố thì “Thủ tục hành chính luôn là một khâu yếu của các quốc gia đang phát triển, nó thậm chí là một vật cản trong việc phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế”. Theo các chuyên gia của CEPR thì, không khó để nhận ra những lực cản này. Tuy vậy, việc cải cách thủ tục hành chính lại là điều không đơn giản.

Giảm thủ tục và câu chuyện quyền lợi

Theo Tổ trưởng Tổ công tác cải cách của Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, quyền lợi là một phần nguyên nhân gây khó cho công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Thật không hề dễ dàng để yêu cầu chính các cán bộ hải quan, thuế tự tay cắt bỏ các thủ tục hành chính rườm rà liên quan đến quyền lợi của mình.

Bản thân Tổng cục phó Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cũng thừa nhận: "Đơn vị nào ở dưới cũng muốn giữ lấy quyền là mình được xác nhận. Vì xác nhận thì DN phải đến, phải chờ đợi". Chính vì thế việc rà soát các thủ tục hành chính sẽ được thực hiện từ trên, sau đó mới đưa xuống cơ sở để lấy ý kiến. “Làm như vậy sẽ tránh tình trạng cán bộ hải quan không muốn tự cắt xén các thủ tục liên quan đến quyền lợi của mình, gây cản trở cho tiến độ rà soát” - ông Cường cho biết.

Phía Tổng cục Thuế cũng khẳng định rằng: “Để đơn giản hóa thủ tục là điều không đơn giản”. Chính vì thế Tổng cục Thuế đã lựa chọn làm khá thận

"Đơn vị nào ở dưới cũng muốn giữ lấy quyền là mình được xác nhận. Vì xác nhận thì DN phải đến, phải chờ đợi".

trọng: Đó là để chính cán bộ thuế địa phương tự rà soát, sau đó tham vấn ý kiến phản biện của Hội tư vấn thuế và các chuyên gia.

30% cứng hay mềm ?

Một trong những vấn đề đang gây ra khá nhiều băn khoăn là tỷ lệ 30% thủ tục cần phải cắt giảm. Vì trên thực tế, với những cơ quan có ít thủ tục thì con số 30% thủ tục cần cắt giảm không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, đối với những cơ quan, đặc biệt là ngành Hải quan và Thuế thì để đạt được con số này cần rất nhiều công sức. Chưa kể, Chính phủ còn "đặt hàng" ngành Thuế, Hải quan phải có tỷ lệ cắt giảm cao hơn mức bình quân chung của ngành.

Về vấn đề này, ông Ngô Hải Phan - Tổ phó Thường trực Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC (Tổ công tác Đề án 30) của Thủ tướng Chính phủ, khẳng định, sẽ áp dụng quy tắc một văn bản sửa nhiều văn bản. Có thể ban hành một thông tư để điều chỉnh lại các điều khoản trong 100 thông tư.

Những thủ tục bất hợp lý thuộc thẩm quyền bộ thì chỉ cần xin ý kiến bộ trưởng. Các thủ tục liên quan đến các bộ ngành khác sẽ do Chính phủ quyết định. Con số 30% không phải là tỷ lệ cứng nhắc

5 khuyến nghị của CEPR

Theo các chuyên gia của CEPR thì mặc dù đã rất quyết tâm, nhưng công cuộc cải cách các thủ tục hành chính chỉ có thể đạt được hiệu quả khi thực hiện được những vấn đề sau:

Thứ nhất: Muốn đơn giản hóa thủ tục hành chính có hiệu quả, thì điều đầu tiên là cần thay đổi nhận thức của nhân viên hành chính. Cần hiểu rằng hành chính không phải là ban phát, người dân và DN không phải người đi xin. Chính vì thế, cần phải đưa ra những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức cố tình gây ảnh hưởng đến tiến độ của đề án này.

Thứ hai: Cần đưa ra những hướng dẫn cụ thể và tránh chồng chéo cho các cấp ban ngành để việc thống kê các thủ tục hành chính, mẫu giấy tờ thuộc thẩm quyền được thúc đẩy nhanh chóng, đạt đúng tiến độ.

Thứ ba: Nên tăng cường tuyên truyền hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng về Đề án 30 cho mọi tầng lớp nhân dân và khối DN, những người được hưởng lợi từ đề án, để cùng giám sát tiến độ và hiệu quả.

Thứ tư: Phải nhanh chóng và đẩy mạnh sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước vào đề án. Những hiệp hội DN, các viện nghiên cứu... cần được tạo cơ hội để có tiếng nói ảnh hưởng hơn nữa vào việc thực hiện đề án, bởi những đề xuất từ họ mới là những đề xuất từ thực tiễn sản xuất kinh doanh.

Một hình thức nữa là để các đối tượng này có quyền tham gia vào một hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính cho đề án.

Thứ năm: Cần đơn giản hóa ngay trong việc ban hành các văn bản quy định thủ tục từ trung ương đến địa phương.

Hiện nay, nhiều thủ tục pháp lý cần rất nhiều sự xét duyệt của nhiều bộ ngành. Chính vì thế, đây là khu vực cần được cải cách sớm nhất theo hình thức mỗi lĩnh vực nhất định chỉ thuộc một đầu mối quản lý duy nhất theo một quy trình của một bộ chức năng để tránh chồng chéo.

 

(Theo Thái Duy // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Giá nguyên liệu tăng mạnh : Doanh nghiệp lỡ thời do đâu ?
  • Thu ngân sách giảm nếu vòng đàm phán Doha thất bại
  • Nâng hạng PCI của Hà Nội: Chuyện không dễ!
  • Dự báo khả năng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm và cả năm 2009
  • Việt Nam tụt hạng về mức độ thuận lợi kinh doanh
  • Bước tiến từ thực tế
  • Kêu gọi đầu tư vào Gia Lai: Cung đường ngắn, chiến lược dài hơi
  • Kinh nghiệm thực tế từ mô hình quản lý sân Golf ở Hàn Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi