Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá nguyên liệu tăng mạnh : Doanh nghiệp lỡ thời do đâu ?

Nhiều DN vẫn đang tiếc hùi hụi vì thời cơ mua nguyên liệu giá rẻ để gia tăng lợi nhuận đã đi qua.

 

Nhiều DN vẫn đang tiếc hùi hụi vì thời cơ mua nguyên liệu giá rẻ để gia tăng lợi nhuận đã đi qua.

Cùng với xu hướng phục hồi kinh tế trên toàn cầu, tất cả các nguyên liệu cơ bản cho các ngành sản xuất đều đang tăng giá mạnh. Trong nửa đầu năm 2009, nhiều DN lãi lớn nhờ dự trữ được nguyên liệu khi giá còn thấp, tuy nhiên tình trạng này không tái diễn trong thời gian tới đây.

Thời kỳ của "tăng giá nguyên liệu" được Deutsche Bank dự báo kéo dài trong vòng 2 năm và là kết quả của phục hồi kinh tế từ tăng chi tiêu của Chính phủ hầu hết các quốc gia.

Nhu cầu gia tăng

Phục hồi kinh tế đang khiến nhu cầu tiêu dùng của thế giới tăng trưởng trở lại và dẫn đầu là sự tăng giá năng lượng, xăng dầu đã tăng gấp đôi kể từ cuối 2008 tới nay. Thậm chí nhiều nhà kinh tế của thế giới còn cho rằng, nếu dự báo ngành kinh doanh nào sẽ tốt đẹp hiện nay thì chỉ có thể nói đó là ngành năng lượng và sản xuất nguyên liệu.

Tuy nhiên nguyên liệu tăng giá trong khi nền kinh tế mới chỉ rục rịch phục hồi sẽ là gánh nặng đối với nhiều ngành sản xuất. Lý do là thị trường không thể lập tức chấp nhận việc tăng giá đối với các sản phẩm tiêu dùng do đó các DN sẽ phải gánh chịu khó khăn không nhỏ do việc không thể tăng giá bán để giữ khách. Tuy nhiên điều đáng nói là nhìn chung các DN đã không chớp được thời cơ, NK nguyên liệu khi giá còn thấp. Thực trạng này cho thấy nửa cuối của năm 2009, các DN VN sẽ không được hưởng lợi từ việc tăng giá nguyên liệu trừ các DN còn tồn kho nguyên liệu NK từ cuối 2008 và đầu 2009.

Ngành sản xuất thép là một điển hình. Hiện nay giá phôi thép đang leo thang mạnh khiến các DN sản xuất thép trong nước buộc phải lên giá từ nhiều ngày qua. Mặc dù vậy, theo tin từ Hiệp hội Thép, mức tăng vẫn chưa bù được sự tăng giá của phôi thép NK do đó tình hình được dự báo là giá thép vẫn có thể tiếp tục tăng trong những ngày tới. Tại thị trường VN trong quý 1/2009, so với cùng kỳ năm 2008, sản xuất thép giảm 3,3%, thép NK giảm 65% về lượng và giảm tới 71% về kim ngạch (1.300 tấn với trị giá khoảng 750 triệu USD). Tháng 4/2009, là thời điểm giá thép thế giới bắt đầu tăng, sản xuất trong nước tăng 2,5% so với cùng kỳ 2008 song NK thép tiếp tục giảm 67,7% chỉ ở mức rất khiêm tốn 1,2 tỷ USD. Tính cho tới hết quý 2/2009, sản xuất thép trong nước mặc dù tăng được hơn 10% so với 2008 song lượng NK lại giảm tới 34,2%. Tính tới giữa tháng 8/ 2009, sản xuất thép tròn cho xây dựng tăng tới gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi kim ngạch sắt thép NK đạt 2,1 tỷ USD, giảm 58,2%.

Có thể thấy khi giá thép còn thấp, một phần do nhu cầu trong nước chưa tăng, một phần do nguồn vốn không dồi dào nên các DN nhỏ giọt trong việc NK nguyên liệu. Hiện nay khi nhu cầu trong nước tăng cao (tăng 10% so với 2008) và giá thép thế giới leo thang mạnh (từ 420 - 430 USD/tấn lên 470 USD/tấn và hiện đang chào tới 500 USD/tấn) thì các DN lại nai lưng NK. Chính vì vậy cho dù Hiệp hội Thép dự báo, ngành thép trong năm 2009 sẽ tốt hơn năm ngoái song nhiều DN vẫn đang tiếc hùi hụi vì thời cơ mua nguyên liệu giá rẻ để gia tăng lợi nhuận đã đi qua. Tình trạng trên được ghi nhận ở khá nhiều ngành sản xuất có nguyên liệu NK như nhựa, hoá chất, vật liệu điện...

Lỡ thời

Liên quan tới biến động giá nguyên liệu đã giúp không ít DN đạt được lợi nhuận đột biến trong 6 tháng đầu năm 2009. Tuy nhiên việc giá nguyên liệu tăng mạnh từ quý 2 và lượng nguyên liệu mua vào tương đối khiêm tốn khiến phần lớn các DN này trong nửa cuối 2009 sẽ khó có cơ hội có được mức lợi nhuận như ở nửa đầu 2009.

Cty CP Thép Việt Ý (VIS) có cơ cấu chi phí nguyên liệu trực tiếp chiếm 95% giá thành. Trị giá nguyên vật liệu mua mới trong quý 2 khoảng 685 tỷ đồng. Nguyên liệu mua  theo giá đã ký hợp đồng quý I/2009 khoảng 380 tỷ đồng. Như vậy có trên 300 tỷ đồng nguyên liệu phải mua theo giá cao. Trong điều kiện giá nguyên liệu leo thang như hiện nay và với lượng tồn kho không nhiều việc tạo ra lợi nhuận đột biến từ sản xuất thép của VIS khó có thể đạt được như quý 2/2009.

Nguyên liệu nhựa cũng tăng chóng mặt (hiện giá nguyên liệu nhựa PP giữ mức 1.180-1.200 USD/tấn, PE khoảng 1.300 USD/tấn, tăng 30% so với đầu năm). Chính vì vậy một số DN nhựa lãi đột biến trong 6 tháng đầu năm 2009 cũng không dễ lặp lại được kịch bản này vào cuối năm. Với Cty CP nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) có lượng tồn kho cuối quý 2 là hơn 129 tỷ đồng, NTP ước tính có trên 100 tỷ đồng nguyên vật liệu nhập theo giá quý 2, cao hơn giá quý 1. Với tình trạng trên có thể dự đoán NTP không còn nhiều nguyên liệu đầu vào và sẽ phải nhập nguyên liệu cho sản xuất với giá cao. Với tình hình như vậy kịch bản nửa đầu năm 2009 đã đạt lợi nhuận gấp rưỡi kế hoạch cả năm cũng sẽ khó lặp lại.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch NK hầu hết các nguyên liệu cơ bản phục vụ sản xuất cho tới tháng 8/2008 đều giảm. Xăng dầu đạt 3,4 tỷ USD, giảm 57%; vải 2,4 tỷ USD, giảm 9,5%; sắt thép 2,1 tỷ USD, giảm 58,2%; điện tử, máy tính và linh kiện 1,9 tỷ USD, giảm 9,2%; chất dẻo 1,4 tỷ USD, giảm 22,6%; ô tô 1,3 tỷ USD, giảm 38,9%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép 1,1 tỷ USD, giảm 22,9%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1 tỷ USD, giảm 12,2%; phân bón 801 triệu USD, giảm 31,2%.... Có thể nói các DN đã không nắm được thời cơ mua nguyên liệu giá rẻ. Lỡ thời có nguyên nhân từ việc thiếu dự báo và có thể là thiếu vốn, nhất là trong giai đoạn thắt chặt tín dụng hiện nay.

 

(Theo Minh Giác // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Thu ngân sách giảm nếu vòng đàm phán Doha thất bại
  • Nâng hạng PCI của Hà Nội: Chuyện không dễ!
  • Dự báo khả năng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm và cả năm 2009
  • Việt Nam tụt hạng về mức độ thuận lợi kinh doanh
  • Bước tiến từ thực tế
  • Kêu gọi đầu tư vào Gia Lai: Cung đường ngắn, chiến lược dài hơi
  • Kinh nghiệm thực tế từ mô hình quản lý sân Golf ở Hàn Quốc
  • Làm gì để "đối mặt" với suy giảm kinh tế? - Bài 2: Quay về thị trường nội địa - Không phải là nhất thời
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi