Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cạnh tranh thị trường viễn thông: Ba bên được lợi

EVNTelecom vừa công bố gói cước mới cho dịch vụ điện thoại cố định không dây E-com với mức cước giảm đến 50%
EVNTelecom vừa công bố gói cước mới cho dịch vụ điện thoại cố định không dây E-com với mức cước giảm đến 50%

Thị trường viễn thông đang chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng là động lực để thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường, mang lại lợi ích cho cả ba bên: Nhà nước, DN và người tiêu dùng.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới đây đã cho ý kiến lần cuối về dự thảo Luật viễn thông để chuẩn bị cho việc thảo luận và thông qua tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Luật hoá cạnh tranh

Sau rất nhiều lần dự thảo và thảo luận nghiêm túc, dự thảo Luật viễn thông đã được hoàn thiện như là khung pháp lý đầy đủ nhất để điều tiết lĩnh vực quan trọng này. Điều quan trọng nhất, theo nhận định của các chuyên gia trong cuộc, dự thảo luật đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để các DN cạnh tranh bình đẳng.

Theo các chuyên gia soạn thảo dự thảo luật, pháp lệnh bưu chính viễn thông năm 2002 quy định chỉ có các DN nhà nước hoặc DN mà vốn góp của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối mới được phép thiết lập hạ tầng mạng và cung ứng dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên giờ đây cơ sở hạ tầng viễn thông VN cũng như thị trường viễn thông đã phát triển rất nhanh và đòi hỏi một “tấm áo mới” phù hợp hơn. Để phát triển mạng viễn thông rộng khắp cả nước đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc huy động, khuyến khích mọi nguồn lực tham gia phát triển hạ tầng viễn thông là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, theo pháp luật hiện hành việc phân bổ tài nguyên viễn thông từ trước đến nay vẫn được thực hiện chủ yếu trên cơ sở xét cấp theo nguyên tắc “ai xin trước cấp trước” ngay cả đối với nguồn tài nguyên quý hiếm mang tính thương mại cao như tần số vô tuyến điện. Việc quản lý tài nguyên viễn thông theo nguyên tắc này chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, đặc biệt là khi VN đã trở thành thành viên chính thức của WTO vì không phản ánh đúng giá trị nguồn tài nguyên viễn thông do đó hạn chế việc sử dụng tài nguyên được phân bổ một cách hiệu quả và tiết kiệm, chưa phân bổ đúng cho đối tượng thực sự cần và thực sự có năng lực đồng thời không minh bạch rõ ràng theo thông lệ quốc tế. Do đó, đã đến lúc cần thay đổi nguyên tắc phân bổ tài nguyên viễn thông theo hướng thi tuyển, đấu giá đối với một số nguồn tài nguyên viễn thông quý hiếm, mang tính thương mại cao khi nhu cầu vượt quá khả năng phân bổ đồng thời cho phép chuyển nhượng nguồn tài nguyên này cho tổ chức, cá nhân khác nếu có phương án sử dụng hiệu quả hơn.

Nóng trên thị trường

Đáng chú ý là trong khi dự thảo luật viễn thông đang được hoàn tất, thị trường đang chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp tham gia. Sau sự kiện hai mạng di động mới là Vietnamobile và Beeline làm nóng thị trường dịch vụ di động bằng các chiến lược mới, kéo theo là phản ứng từ các nhà cung ứng dịch vụ di động khác, giờ đây thị trường điện thoại cố định cũng đang trở nên nóng không kém. Nhìn tổng thể, cuộc cạnh tranh từ nhiều năm nay dường như đang bước vào giai đoạn quyết liệt nhất và điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng đồng thời thúc đẩy thị trường phát triển.

Trong diễn biến mới nhất, Cty viễn thông điện lực (EVNTelecom) đã chính thức công bố gói cước mới cho dịch vụ điện thoại cố định không dây E-com, theo đó mức cước mới sẽ giảm đến 50% so với mức cước cũ. Cụ thể, kể từ ngày 10/10/2009, mức cước gọi trực tiếp quốc tế từ điện thoại cố định không dây E-com của EVN sẽ giảm từ 3.500 đồng/phút xuống còn 1.800 đồng/phút. Đây là mức giảm giá rất lớn trong bối cảnh hiện nay khi mà nhiều nhà cung ứng dịch vụ khác cũng đang thực hiện giảm giá để cạnh tranh.

Đại diện EVNTelecom cho biết việc giảm cước gọi quốc tế lần này nằm trong chiến dịch hoạt động mới nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với các nhà cung ứng khác. “Mục tiêu của chúng tôi là biến E-com quốc tế thành sự lựa chọn tốt nhất để gọi đi trực tiếp nước ngoài. Đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo của các DN và là bạn đồng hành của tất cả các khách hàng có nhu cầu tại VN”. Dịch vụ điện thoại cố định của EVNTelecom trong những năm qua được đánh giá là rất thành công trên thị trường viễn thông trong nước. Đặc biệt là dịch vụ điện thoại cố định không dây của EVNTelecom không những đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ mà còn cung ứng cho khách hàng nhiều tiện ích hơn như tính linh hoạt khi sử dụng, nhắn tin SMS, truy nhập Internet, hiển thị cuộc gọi, lưu cuộc gọi, danh bạ điện thoại...

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, sau khi EVNTelecom nổ phát pháo đầu tiên này, các nhà cung ứng khác cũng sẽ vào cuộc và cuộc cạnh tranh sẽ còn tiếp tục nóng trong thời gian tới. Với sự tham gia của nhiều DN, cả DNNN, DN nước ngoài, DN cổ phần... thị trường chắc chắn sẽ trở nên lành mạnh hơn trong thời gian tới trên cơ sở áp dụng một cách đầy đủ nhất các nội dung mới theo tinh thần khuyến khích cạnh tranh đã được chuyển hoá vào dự thảo Luật viễn thông.

 

(Theo Phương Thảo // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hàng Việt Nam : Đừng để về rồi đi
  • Phát triển kinh tế-xã hội năm 2010: Cùng chung sức hành động vì sự phát triển đất nước
  • Cơ chế để Việt Nam hóa rồng
  • Bộ GTVT quản lý hàng không kiểu gì?
  • Nếu không thêm lực đẩy, Việt Nam có tăng trưởng bền vững?
  • Xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị Chất lượng - Ðổi mới, Sáng tạo - Năng lực lãnh đạo
  • Bài học phát triển đều “hai chân”
  • Kích cầu, dừng hay tiếp?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi