Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng Việt Nam : Đừng để về rồi đi

Điều mà hàng Việt hiện nay còn thiếu đó là kênh tương tác thông tin giữa người dân với DN
Điều mà hàng Việt hiện nay còn thiếu đó là kênh tương tác thông tin giữa người dân với DN

Đưa hàng Việt về nông thôn là một phần của chương trình vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Nhưng theo quan điểm của DĐDN, đây chính là phần quan trọng nhất. Vì làm tốt điều này sẽ tạo đà giúp các DN chiếm lại thị trường trong nước

Tuy nhiên, để "Hàng Việt về nông thôn" thực sự hiệu quả, các DN cần có chiến lược đầu tư bài bản chứ không đơn thuần chỉ là giới thiệu hàng hóa, thăm dò thị thường tại khu vực nông thôn. Đó là ý kiến của không ít chuyên gia kinh tế và ngay cả của DN. Theo các chuyên gia thương mại, khó khăn nhất của DN khi tiếp cận thị trường nông thôn là làm sao hiểu được cặn kẽ nhu cầu và đặc điểm của người tiêu dùng, ở nông thôn để đưa hàng về cho phù hợp. Hầu hết những DN này đã có thương hiệu nổi tiếng, đạt danh hiệu hàng VN chất lượng cao và có mạng lưới bán hàng khá dầy đặc, nhưng họ hiểu là họ đã không bỏ lỡ cơ hội khi tiếp cận nhiều người tiêu dùng.

Thế nhưng, vẫn có khá nhiều DN quyết tâm chinh phục thị trường này. Một lãnh đạo của Công ty Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo đã rất cần mẫn theo tất cả những chuyến đi bán hàng nông thôn của Cty. Bởi mỗi chuyến đi, vị lãnh đạo đó có thể nghe được 800.000 người nói về sản phẩm của mình; hiểu được thị hiếu người tiêu dùng, từ đó có định hướng phát triển sản phẩm.

Tại các phiên chợ, rất nhiều tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc kinh doanh của các DN cũng hào hứng tham gia đứng bán hàng, phát sản phẩm mẫu cho người tiêu dùng và lắng nghe ý kiến phản hồi.

Theo ông Trần Cộng Đồng - Trưởng Phòng công thương huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), nhiều năm qua, người dân trong huyện quen dùng hàng Trung Quốc, dẫu biết chất lượng không cao nhưng giá phù hợp."Qua phiên chợ tổ chức tại Lục Ngạn, chúng tôi khẳng định: Nhu cầu và thị hiếu của người dân nông thôn đối với hàng Việt rất tiềm năng, chỉ có điều hàng Việt có thường xuyên đến với người tiêu dùng ở nông thôn hay không mà thôi"- ông Đồng chia sẻ.

DN phải có mạng lưới bán lẻ tin cậy, chế độ bảo hành, chế độ chiết khấu hoa hồng đối với các đại lý, cửa hàng một cách thỏa đáng. Có như vậy mới phát triển đuợc thêm các hệ thống phân phối hàng hóa. Đặc biệt, hàng về nông thôn không thể một tháng đôi lần, cũng không thể về rồi lại đi. Muốn hàng Việt về nông thôn thực sự bền vững phải có sự đầu tư bài bản.

Đại diện huyện Lục Ngạn cho rằng chương trình hàng Việt có ý nghĩa quan trọng hơn cả là kêu gọi người Việt ưu tiên dùng hàng VN vì nó làm thay đổi cách nhìn và thói quen dùng hàng hóa. Thông qua đó, người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận sản phẩm chính hãng của DN. Tuy nhiên, để chương trình thực sự hiệu quả và bền vững, ông Nguyễn Nguyên - Giám đốc bán hàng Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn cho rằng có 4 điểm cần cải tiến là: Gắn kết chương trình với quy hoạch chiến lược theo khu vực địa lý của đất nước (việc tổ chức phiên chợ hiện mới chỉ dựa vào nhu cầu của địa phương); thời gian tổ chức phải được điều chỉnh theo mùa vụ của nông dân; DN nên có định hướng sản xuất, phân khúc hàng cho nông dân; chính quyền địa phương cần ủng hộ mạnh mẽ hơn.

Theo ông Nguyên, việc đưa hàng Việt về nông thôn hiện mới chỉ làm mạnh ở phía Nam. Vì vậy nếu như có sự tham gia mạnh mẽ của các DN phía Bắc thì chương trình này mới có sức lan tỏa trên toàn quốc.

Ngoài ra, sau mỗi phiên chợ, các DN nên liên kết lại với nhau để bù đắp chi phí; hệ thống phân phối phải được đẩy mạnh hơn; cần chú trọng công tác sau bán hàng, chăm sóc khách hàng.

Đề cập tới vấn đề này, ông Đồng cho biết thêm ngoài việc nâng cao thu nhập của người dân, cung cấp hàng hóa theo nhu cầu của địa phương, DN phải có mạng lưới bán lẻ tin cậy, chế độ bảo hành, chế độ chiết khấu hoa hồng đối với các đại lý, cửa hàng một cách thỏa đáng. Có như vậy mới phát triển đuợc thêm các hệ thống phân phối hàng hóa. Đặc biệt, hàng về nông thôn không thể một tháng đôi lần, cũng không thể nay có mai không và về rồi lại đi. Muốn hàng Việt về nông thôn thực sự bền vững phải có sự đầu tư bài bản.

Trước mắt, Nhà nước có thể hỗ trợ DN như giảm thuế, ưu đãi về lãi suất vốn vay; đơn giản thủ tục hành chính; xây dựng cơ sở hạ tầng với các chính sách thông thoáng để có thể thiết lập các cơ sở bán hàng chính hãng tại địa phương. Có như vậy, người dân mới tiếp cận được dễ dàng với hàng Việt.

Ngoài ra, khó khăn khác khi tiếp cận thị trường nông thôn là DN không thể đi bán hàng tại mỗi phiên chợ mãi được, bởi nếu DN không có tiềm lực tài chính thì không thể tham gia lâu dài. Vì vậy, theo nhiều DN cơ quan quản lý nhà nước và cần có chính sách đào tạo đội ngũ bán hàng ở địa phương để đưa hàng về nông thôn một cách bài bản hơn.

 

(Theo Linh Chi // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Phát triển kinh tế-xã hội năm 2010: Cùng chung sức hành động vì sự phát triển đất nước
  • Cơ chế để Việt Nam hóa rồng
  • Bộ GTVT quản lý hàng không kiểu gì?
  • Nếu không thêm lực đẩy, Việt Nam có tăng trưởng bền vững?
  • Xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị Chất lượng - Ðổi mới, Sáng tạo - Năng lực lãnh đạo
  • Bài học phát triển đều “hai chân”
  • Kích cầu, dừng hay tiếp?
  • Sức ép sau khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi