Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển kinh tế-xã hội năm 2010: Cùng chung sức hành động vì sự phát triển đất nước

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 và nhiệm vụ năm 2010 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, năm nay là năm có rất nhiều khó khăn và thách thức, nhưng nhờ sự đồng tâm hiệp lực đã đạt được những kết quả quan trọng như kinh tế thoát khỏi suy giảm và đạt tốc độ tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được bảo đảm, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Thủ tướng nhận định, đây là sự chuyển hướng quan trọng, kịp thời, đúng đắn và cũng rất khó khăn trước tình hình diễn biễn rất phức tạp, thể hiện bước tiến mới về năng lực lãnh đạo, trình độ dự báo và khả năng phản ứng chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhờ vậy, sản phẩm quốc nội (GDP) quý sau tăng hơn quý trước: quý I: 3,14%, quý II: 4,46%, quý III: 5,76%, 9 tháng đầu năm tăng khoảng 5,2% đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra.


Bởi vậy, nhiệm vụ còn lại của những tháng cuối năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 đặt ra là rất nặng nề, khó khăn thách thức ở phía trước là rất lớn. Tuy nhiên, từ thành tựu đạt được và kinh nghiệm trong thời đoạn đầy biến động, phức tạp, khó lường của năm 2008 và 9 tháng đầu năm, Thủ tướng cho rằng, cần phải làm tốt hơn nữa công tác chính trị tư tưởng, công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị, trong toàn xã hội, cùng nhau chung sức chung lòng hành động tất cả vì lợi ích và sự phát triển của đất nước.

Theo đó, Thủ tướng đưa ra chỉ tiêu chính của kế hoạch năm 2010 gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5% so với năm 2009; GDP theo giá thực tế khoảng 1.931 nghìn tỷ đồng, tương đương 106 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 1.200 USD.

Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng khoảng 2,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 7%; khu vực dịch vụ tăng khoảng 7,5% so với năm 2009; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2009; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 41% GDP; tổng thu ngân sách Nhà nước 456,4 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với ước tính thực hiện 2009; tổng chi ngân sách Nhà nước 581,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2% so ước tính thực hiện năm 2009; bội chi ngân sách Nhà nước 125,5 nghìn tỷ đồng, bằng 6,5% GDP.

Chỉ số tăng giá tiêu dùng khoảng 7%; mức giảm tỷ lệ sinh 0,2%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, trong đó đưa 8,5 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%.

 

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

Bài thuộc chuyên đề: Dự báo kinh tế Việt Nam 2010

  • Cơ chế để Việt Nam hóa rồng
  • Bộ GTVT quản lý hàng không kiểu gì?
  • Nếu không thêm lực đẩy, Việt Nam có tăng trưởng bền vững?
  • Xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị Chất lượng - Ðổi mới, Sáng tạo - Năng lực lãnh đạo
  • Bài học phát triển đều “hai chân”
  • Kích cầu, dừng hay tiếp?
  • Sức ép sau khủng hoảng
  • Việt Nam tụt hạng về môi trường kinh doanh: Vẫn vì “điểm nút” thủ tục hành chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi