Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đánh giá mới nhất của ANZ Bank: Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh nhưng vẫn còn nhiều thách thức

Đây là đánh giá mới nhất của Ban Nghiên cứu Kinh tế- Ngân hàng ANZ về tình hình kinh tế Việt Nam và châu Á tháng 9/2009.

 

Bản báo cáo của Ban Nghiên cứu Kinh tế- Ngân hàng ANZ cho biết, kể từ khi triển khai kế hoạch kích thích tài chính hồi tháng 1/2009, Việt Nam đã 6 lần cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14 xuống 7%; giảm tương ứng 1 và 2 điểm phần trăm với mức dự trữ bắt buộc bằng đồng VND và đồng ngoại tệ; nới rộng biên độ tỷ giá giữa đồng USD/VND lên +/-5% vào tháng 3/2009; hỗ trợ lãi suất 4% cho các khoản tín dụng hợp lệ đến hết ngày 31/12/09; áp dụng gia hạn và giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp; tạm thời hoàn 90% thuế giá trị gia tăng cho một số sản phẩm xuất khẩu theo quy định.

Đồng thời với chính sách tài chính và tiền tệ, chính sách xã hội đã tiến xa hơn 1 bước bằng sự ra đời của “bảo hiểm thất nghiệp” tính từ ngày 1/1/2009. Rộng hơn nữa, Chính phủ chủ trương hỗ trợ những khoản vay không tính lãi dành cho các doanh nghiệp để trả lương, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

Kết quả là, so với năm 2008, tăng trưởng GDP từ 3,1% trong quý I/2009 (mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ) đã vượt lên 4,5% trong quý II/2009. Điều này đủ cơ sở để chứng tỏ, kinh tế Việt Nam đang dần vượt qua giai đoạn khó khăn và chính sách kích thích nền kinh tế đã phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, áp lực về giá lại bắt đầu leo thang. 3 tháng trở lại đây, chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 1,25 đến 1,5%, dao động trong khoảng từ 5 - 6%/năm. Và không chỉ dừng lại, từ giờ tới cuối năm, áp lực về giá sẽ còn tiếp diễn và kéo theo sự gia tăng lạm phát, đồng thời lãi suất thực cũng sẽ sụt giảm chóng mặt.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng thấp. Các lô hàng xuất cảng trong tháng 8 giảm 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng như gạo, đồ dệt may và linh kiện điện tử vẫn giữ được tỷ trọng xuất khẩu lớn.

Thâm hụt thương mại xuất hiện ngày càng rõ. Từ chỗ thặng dư vào quý I/2009, nhập khẩu hồi phục trong khi xuất khẩu vẫn còn yếu kéo theo cán cân thương mại dường như xấu đi nhanh chóng. Riêng tháng 8, thâm hụt thương mại đạt 1,75 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 5/2008. Không chỉ cán cân thương mại tiềm ẩn rủi ro lớn, nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng đang suy giảm đáng kể. Theo nhận định của các chuyên gia, đây là sự xảy ra đồng thời đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn tới sự hồi phục của nền kinh tế.

Sau khủng hoảng tài chính, tổn thất về chỉ số niềm tin của các nhà đầu tư đã kéo theo việc giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 7 giảm xuống 4,6 tỷ USD tương đương với 22,5%, số vốn FDI cam kết năm nay cũng giảm chỉ còn khoảng 80%, xuống mức 10,1 tỷ USD.

Một số chuyên gia quản lý rủi ro dự đoán rằng, chỉ số nợ của các ngành kinh tế công có thể sẽ tăng hơn 50% GDP và nếu Việt Nam chưa vượt qua được khủng hoảng kinh tế, thì áp dụng các chính sách kích cầu vẫn là việc làm cần thiết tại thời điểm này.

Báo cáo tổng kết rằng, dự cảm về khả năng hồi phục kinh tế của Việt Nam là rất rõ ràng, song còn quá nhiều thách thức vẫn đang ở trước mắt. Điều quan trọng là khắc phục những yếu điểm về tài chính của lĩnh vực công, củng cố niềm tin của giới đầu tư và dân chúng, đồng thời hiệu quả hơn nữa các giải pháp kích thích kinh tế từ phía Chính phủ.

Trước đó, ngân hàng này cũng lạc quan đánh giá mặc dù năm 2009 được
dự báo là một năm thấp hơn bình thường nhưng Việt Nam vẫn là một trong những nước có mức tăng trưởng tốt hơn các quốc gia khác ở châu Á với mức tăng ổn định 4,5%.

 

(Theo TT // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Ứng phó cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu
  • Quý III/2009: Chỉ số niềm tin kinh doanh tăng 6 điểm
  • Gói kích cầu thứ hai: Cẩn trọng!
  • Con đường phát triển điện hạt nhân Việt Nam
  • Không thể không lo về việc liên doanh lúa gạo!
  • Hà Nội 2015: Thu nhập bình quân đầu người trên 70 triệu đồng
  • Chậm cải cách thủ tục hành chính: Lãng phí 30% chi phí xã hội?
  • Đề án phát triển công nghiệp phục vụ nông thôn: Chưa thực sự đi vào cuộc sống
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi