Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Ưu đãi chưa đủ hấp dẫn

Đã có hàng loạt chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhưng vẫn chưa hấp dẫn doanh nghiệp. Vì sao? Một số lý giải đã được đưa ra tại Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN”, tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều vào khu vực nông nghiệp, nông thôn là do môi trường phát triển khu vực này hiện còn rất khó khăn. Mặc dù những năm gần đây, hàng loạt các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn như chính sách về miễn giảm thuế, chính sách tín dụng... nhưng thực tế các doanh nghiệp vẫn rất e dè bởi chính sách chưa đủ mạnh.

Nhiều doanh nghiệp vẫn gặp những khó khăn về kết cấu hạ tầng, điện, nước, giao thông... mặt bằng sản xuất... và cả vốn vì phần lớn các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này là doanh nghiệp vừa và nhỏ. "Để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi mạnh hơn nữa cho doanh nghiệp" - ông Thành đề xuất.

Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp khu vực nông nghiệp nông thôn là phát triển cái gì? Bởi khác với các ngành công nghiệp xuất khẩu hiện nay của nước ta phần lớn lệ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu cho đầu vào, do đó lợi nhuận thu được từ xuất khẩu rất thấp.

Ngành nông - lâm - thuỷ sản do dựa trên việc đánh bắt, nuôi trong với chi phí đầu tư và chi phí đầu vào thấp nên thu nhập trên giá trị sản phẩm có thể tăng cao. Tuy nhiên, chuỗi giá trị xuất khẩu của lĩnh vực này chưa phát huy được tiềm năng do phần lớn chúng ta mới chỉ dừng lại ở xuất khẩu thô.

Giáo sư Ari Kokko - Trường Đại học Kinh tế Stockholm (Thụy Điển) cho rằng, vấn đề quan trọng của ngành nông nghiệp ở Việt Nam là phải làm sao để xuất khẩu các sản phẩm chất lượng cao, giá hấp dẫn, ví dụ như gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản... Khi xây dựng được chiến lược phát triển nông nghiệp hợp lý thì sẽ tận dụng có hiệu quả thế mạnh của nông nghiệp. Qua đó góp phần giúp lĩnh vực này đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế".

Ông Trần Đình Thiên - Phó viện trưởng Viện Kinh tế VN nhấn mạnh, phải xác định rõ mục tiêu phát triển cho khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn đi theo xu hướng nào. "Tôi thấy các chuyên gia kinh tế của Thụy Điển, Nhật Bản và nhiều nước khác đều khuyên chúng ta nên phát triển công nghiệp chế biến tại khu vực nông nghiệp nông thôn. Vấn đề quan trọng nhất của của nước ta khi phát triển công nghiệp là phải gắn với thực phẩm, gắn với nông nghiệp, lâm nghiệp để tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cho các mặt hàng xuất khẩu”.

( Báo Dân Việt)

  • Các tỉnh miền trung làm gì để phát triển kinh tế biển? Bài 2: Tầm nhìn mới về phát triển kinh tế miền biển
  • Các tỉnh miền trung làm gì để phát triển kinh tế biển? Bài 1 Ðánh thức tiềm năng biển
  • Đưa TMĐT vào hoạt động sản xuất và kinh doanh
  • Có “vùng cấm” trong giám sát các tập đoàn?
  • Giải pháp mới góp phần bình ổn giá sữa
  • Sự thật sau cái bẫy!
  • Bỏ HĐND quận, huyện, phường: Lo “khoảng trống” dân chủ?
  • Kinh tế Việt Nam như con hổ tiến về phía trước!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi