Ai sẽ là người đứng ra đầu tư, phát triển công nghệ cho hàng trăm nghìn làng nghề là câu hỏi không dễ trả lời.
Thảo luận về Đề án “Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn” được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến chiều ngày 29/9, hầu hết các đại biểu đều đắn đo bởi... quá khó!
Theo Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương), đơn vị soạn thảo đề án, hiện những ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn và các ngành công nghiệp ở nông thôn, phần lớn đều chưa đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu, trình độ phát triển của các ngành nghề công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.
Thiếu và yếu
4 nhóm ngành phục vụ nông nghiệp nông thôn là hóa chất, cơ khí, năng lượng và hóa chất bảo vệ thực vật. Trong đó, cơ khí được coi là một trong những nhân tố hàng đầu để “công nghiệp hóa” nông nghiệp nông thôn.
Tuy nhiên, hiện các sản phẩm cơ khí phục vụ cho chế biến cà phê, thủy sản mới chỉ đáp ứng được 60- 70% nhu cầu; thiết bị cơ khí cho chế biến mía đường, ván gỗ nhân tạo đạt… 20- 30%; cao nhất là thiết bị cho chế biến sắn, chè, hạt điều, hạt điều và thức ăn chăn nuôi đạt 80- 90%.
Ngay như nhu cầu thiết yếu nhất của nhà nông là phân bón thì sản xuất phân bón nội địa cũng mới chỉ đáp đứng được khoảng 50- 60% nhu cầu về u- rê, nhiều loại như SA, Kali… đang nhập khẩu 100%. Với thuốc bảo vệ thực vật, các đơn vị sản xuất trong nước đã chiếm lĩnh được hơn 90% thị trường nhưng cũng phần lớn các loại chất dùng cho gia công thuốc bảo vệ thực vật vẫn phải nhập khẩu.
Cục Công nghiệp địa phương cho rằng, riêng hệ thống các ngành công nghiệp ở nông thôn cũng khá đa dạng như chế biến nông lâm sản, thực phẩm, dệt may, da giầy, sản xuất vật liệt xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản… nhưng các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu…
“Nông sản chế biến là một trong những sản phẩm mũi nhọn của làng quê Việt Nam nhưng sức cạnh tranh cũng vẫn còn thấp và chưa phát huy được lợi thế, cũng như chưng đổi mới cách thức sản xuất”, một đại diện của Cục nhận xét.
Từ những số liệu thống kê của bản đề án, ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam lập luận, chính sự thiếu hụt đáp ứng nhu cầu chính lại là tiềm năng rất lớn để kéo doanh nghiệp về đầu tư phát triển, nhưng tại sao các doanh nghiệp vẫn không mặn mà?
Đó là bài toán lợi ích kinh tế. Vì với thị trường đầu ra không cao, giá trị sản phẩm kinh tế không lớn, hiệu suất sản xuất kinh doanh thấp thì rất ít doanh nghiệp đầu tư vào phát triển lĩnh vực phục vụ cho thị trường nông nghiệp nông thôn.
“Vì thế, để phát triển được công nghiệp nông nghiệp nông thôn thì chỉ có cách tạo những cơ chế chính sách, vốn, đất đai, nhu cầu đầu ra của thị trường thì mới thu hút được doanh nghiệp về tham gia”, ông Sơn nói.
Quá khó!
Theo dự thảo Đề án, trong giai đoạn 2010- 2015 sẽ tăng số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nông thôn, góp phần công nghiệp hóa nông thôn, với mục tiêu 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa; đáp ứng các sản phẩm công nghiệp cả về số lượng và chất lượng; nâng cao khả năng cạnh trạnh của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề…
Tuy nhiên, dự thảo đề án còn nặng về số liệu thống kê mà ít các giải pháp mang tính chất cụ thể và chiến lược. Một số đại biểu tham gia ý kiến cho rằng, nếu chỉ đưa ra các con số thống kê “thiếu- hụt” nhu cầu như trong bản đề án rồi sau đó xây dựng chính sách đầu tư phát triển đáp ứng cho đủ nhu cầu đó thì có lẽ không hề khó khăn và phát triển đề án hoàn toàn đơn giản.
Nhưng, việc xây dựng đề án này, theo nhiều đại diện là quá khó, vì nó không đơn thuần là đề án đầu tư và phát triển để giải quyết bài toán nhu cầu mà đây là chiến lược tổng thể làm thay đổi bộ mặt nông thôn và khi đề án triển khai nó sẽ đóng vai trò là “đòn bẩy” và nền tảng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Theo một vị đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề án này đã trùm lên tất cả các đề án phát nông nghiệp nông thôn khác vì thế, xây dựng đề án rất khó và không thể một sớm một chiều. Trong khi đó, các đề án cho phát triển nông nghiệp nông thôn đã khá nhiều nhưng vẫn chưa đạt được mong mỏi của người nông dân.
“Đề án này đòi hỏi phải nghiên cứu, khảo sát cụ thể, chi tiết và thận trọng để đưa ra những giải pháp mang tính chất chiến lược tổng thể và bền vững, phù hợp, thích ứng với nhu cầu, xu thế, đảm bảo môi trường nông nghiệp nông thôn”, ông Nguyễn Xuân Sơn nhìn nhận.
Ông Sơn nêu một ví dụ điển hình và nổi bật hiện nay là với hàng nghìn làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở khắp các miền quê, cần đầu tư công nghệ như thế nào để vừa nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, vẫn giữa được làng nghề truyền thống và giảm thiểu được mức độ ô nhiễm rất lớn, nặng từ các làng nghề này hiện nay.
Tuy nhiên, ai sẽ là người đứng ra đầu tư, phát triển công nghệ cho hàng trăm nghìn làng nghề này thì lại là câu hỏi không dễ trả lời; hoặc chính các doanh nghiệp là các hộ gia đình tại các làng quê cũng không muốn đầu tư vì giá sản phẩm công nghệ lớn hơn rất nhiều so với lợi nhuận họ thu được.
Theo đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điều quan trọng bây giờ là phải thống kê lại tất cả các cơ chế chính sách, thủ tục… gây cản trở và làm hạn chế sự phát triển của các đề án trước đó và nhu cầu phát triển hiện nay. “Khi “gỡ” được rồi thì xây dựng, phát triển đề án theo hướng tập trung, có tính chiến lược, chứ cũng không nên dàn trải và cũng không thể thiếu được chính sách hỗ trợ đắc lực của Nhà nước”, vị này nói.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Báo cáo tổng kết rằng, dự cảm về khả năng hồi phục kinh tế của Việt Nam là rất rõ ràng, song còn quá nhiều thách thức vẫn đang ở trước mắt. Điều quan trọng là khắc phục những yếu điểm về tài chính của lĩnh vực công, củng cố niềm tin của giới đầu tư và dân chúng, đồng thời hiệu quả hơn nữa các giải pháp kích thích kinh tế từ phía Chính phủ.
Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu như một liều thuốc thử đối với nền kinh tế Việt Nam trên nhiều mặt. Giờ đây, chúng ta tự tin đã thoát ra khỏi đáy khủng hoảng, nhưng cũng còn những vấn đề cần giải quyết cho nền kinh tế thời hậu khủng hoảng.
Công ty Dịch vụ Thông tin Tài Chính WVB Việt Nam (WVB FISL) và Công ty Cổ phần Đầu tư & Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) vừa công bố Chỉ số niềm tin kinh doanh WVB - PVFC Invest quý III/2009 tăng 6 điểm so với quý II và tăng 36 điểm so với lần thực hiện đầu tiên vào quý III/2008.
Năm 2010, giai đoạn được coi là sau suy giảm đối với Việt Nam, doanh nghiệp (DN) trong nước đã chuẩn bị như thế nào để phục hồi và tận dụng cơ hội phát triển, nhất là khi cuối tháng 12-2009, chương trình hỗ trợ lãi suất ngắn hạn sẽ kết thúc? Trong khi đó, đang có nhiều ý kiến trái ngược nhau từ phía các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học về việc nên hay không nên có gói kích cầu thứ hai, thực hiện trong năm 2010.
Việt Nam đã và đang tiếp cận với con đường phát triển điện hạt nhân (ĐHN), từng bước đi vào giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên trên đất nước mình.
Cảm thấy chưa thỏa đáng với ý kiến của ông Nguyễn Thọ Trí, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), bạn đọc Hoàng Kim, người viết bài Lo ngại liên doanh gạo Việt Nam - Campuchia, đã gửi thêm bài viết đề cập tiếp vấn đề. Tôn trọng ý kiến phản biện, tòa soạn xin giới thiệu bài viết của ông Hoàng Kim:
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.