Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kích cầu để ngăn chặn suy thoái- Tiêu dùng chưa được quan tâm đúng mức

Khách mua hàng điện tử tại siêu thị SAMNEC

Giữa tháng 1-2009, Chính phủ thông qua gói kích cầu trị giá 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, các giải pháp hiện nghiêng về kích cung hơn  kích cầu. Thực tế, mảng tiêu dùng chưa có vị trí cụ thể trong gói kích cầu này.

Tập trung  vào đầu tư và sản xuất

 

Gói kích cầu 17.000 tỷ đồng triển khai từ tháng 2, được dành để cấp bù 4% lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bổ sung vốn kinh doanh. Theo Bộ Công Thương, trong năm nay, các loại hàng hóa phục vụ tiêu dùng sẽ được ưu tiên hỗ trợ sản xuất; một số sản phẩm công nghiệp tồn đọng được hỗ trợ theo nguyên tắc cơ cấu lại thời hạn vay và miễn giảm lãi suất. Vì vậy, có thể nói, gói kích cầu đầu tư này thực chất là trực tiếp kích cung. Được bù 4% lãi suất vay ngân hàng bằng nguồn tiền từ gói kích cầu của Chính phủ, song các doanh nghiệp cần có thời gian cho thủ tục vay vốn, giải ngân mới có thể tính đến việc mở rộng quy mô sản xuất, ổn định kinh doanh, từ đó bảo đảm thu nhập cho người lao động. Nói cách khác, cần có thời gian để chờ đợi hiệu ứng lan tỏa từ việc hỗ trợ sản xuất đến hành vi tiêu dùng của người dân. Đó là chưa kể đến những doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn, điển hình là loại hình doanh nghiệp phi chính thức, kiểu kinh tế hộ gia đình hay trong các làng nghề.

 

Cần giảm giá hàng hóa để kích cầu tiêu dùng

 

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xuất khẩu giảm sút, sức mua trong nước cũng sụt giảm do người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, có ý kiến cho rằng cần có chính sách để các ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Thực tế cho thấy, tại các nền kinh tế, vào thời điểm kinh tế khó khăn, tín dụng tiêu dùng còn mạnh hơn  so với thời điểm kinh tế thuận lợi. Ở Việt Nam, một số ngân hàng đã có các chương trình cho vay tiêu dùng với mức cao nhất lên tới 500 triệu đồng, có yêu cầu bảo đảm bằng tài sản hoặc không. Vay tiêu dùng tín chấp rất thuận lợi cho giới trẻ - vốn có nhu cầu tiêu dùng cao nhưng chưa có nhiều tài sản - song các ngân hàng vẫn dè dặt khi cho vay theo hình thức này bởi độ rủi ro cao của nó. Mặc dù vậy, ở Việt Nam, kích cầu thông qua việc cung ứng tiền cho người dân tiêu dùng chưa có tiền lệ, người Việt cũng không có thói quen vay tiền chi tiêu như  các nước khác. Theo chuyên gia tài chính Kiều Hữu Dũng, các ngân hàng sẽ rất khó cho vay tiêu dùng nếu vẫn bị ràng buộc bởi cơ chế lãi suất cho vay trần như hiện nay, quy định lãi suất cho vay không được quá 150% lãi suất cơ bản chỉ nên áp dụng với những trường hợp cho vay dân sự ở bên ngoài ngân hàng, nhằm hạn chế "tín dụng đen", không nên áp dụng với các hợp đồng kinh tế.

 


Hiện khoảng 25% hoạt động của nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ các hộ gia đình, trong đó nhiều trường hợp là doanh nghiệp phi chính thức không đăng ký kinh doanh. Hỗ trợ các doanh nghiệp này là một bước giúp kích cầu tiêu dùng.

 


Trong khi cho vay tiêu dùng chưa phổ biến, theo nhiều nhà kinh tế, có thể kích cầu tiêu dùng gián tiếp thông qua việc bảo đảm việc làm cho người lao động. Các gói giải pháp kích thích kinh tế của chính phủ các nước đưa ra đều ưu tiên số một cho mục tiêu tạo việc làm. Bảo đảm việc làm đồng nghĩa với thu nhập ổn định, từ đó có tác động tới nhu cầu tiêu dùng. Ngoài ra, có thể tác động trực tiếp đến cầu tiêu dùng nội địa thông qua các cơ chế khuyến khích người dân tiêu dùng như giảm giá, giảm thuế, bởi đây là biện pháp kích cầu tiêu dùng tốt nhất trong bối cảnh mặt bằng giá cả còn tương đối cao so với mức thu nhập trung bình của người dân. Tuy nhiên, như nhiều người nhận xét, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ quen tăng giá, ít khi chủ động hạ giá hàng hóa, kể cả khi mặt bằng giá thế giới đi xuống. Do vậy, ở đây cần cơ chế quản lý giá nhanh nhạy và hiệu quả của ngành chức năng, cụ thể là ngành Tài chính và Công thương.

 

Trước thực trạng kinh tế ảm đạm trong năm nay, chú trọng các biện pháp kích cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc chống suy giảm kinh tế. Nhưng nếu không cân bằng giữa kích cầu đầu tư – sản xuất và kích cầu tiêu dùng, hàng hóa nội địa sản xuất ra cũng sẽ khó tiêu thụ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa.

( Theo báo điện tử Hải Phòng)

  • Tiếp tục cải thiện thực chất môi trường kinh doanh ở Việt Nam
  • Làm sao vượt khó?
  • 5 nguy cơ đe dọa kinh tế
  • Việt Nam thoát khỏi ngưng trệ
  • Khai thác quá mức tài nguyên dẫn đến đói nghèo
  • Cần minh bạch với đầu tư công
  • Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Thọ nói chuyện chuyên đề về “Con đường phát triển kinh tế Việt Nam”
  • Cơ hội liên kết “ba nhà” cho phát triển nông nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi