Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nông nghiệp Việt Nam:Mục tiêu phát triển đa dạng, bền vững

Đánh giá lại quá trình phát triển nông nghiệp và những vướng mắc tồn tại trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ngành nông nghiệp trong 5 năm (2006-2010) và bàn biện pháp phát triển nông nghiệp trong 5 năm tới (2011-2015), đó là nội dung cuộc hội thảo quốc tế do Bộ NN&PTNT tổ chức trong 2 ngày 9 và 10 tháng 9 năm 2009 tại Hà Nội.

 Tăng trưởng vượt chỉ tiêu

 Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, hiện nay nước ta đang tiến dần tới những năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm, mọi mục tiêu đề ra đang dần được hiện thực hóa. Mặc dù trong gần 4 năm thực hiện kế hoạch (2006-2010) gặp nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới... nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển khá vững chắc. Các chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đã giúp cho nông nghiệp nước ta (giai đoạn từ 2006-2010) vẫn đạt mức tăng trưởng khá (hơn 3,4%/năm), vượt kế hoạch của Chính phủ giao (3-3,2%/năm). Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bình quân trong 3 năm qua là 5,55%, vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch (4,5%). 

* Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011-2015: tốc độ tăng GDP bình quân là 3,3-3,5%; tốc độ tăng giá trị của ngành chăn nuôi là 6-7%; thủy sản 6-7%; lâm nghiệp là 1,5-2%; tỷ lệ

nông thôn có nước hợp vệ sinh là 95%...

* Mục tiêu xuất khẩu nông, lâm sản năm 2015 là 21 tỷ USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 6,5-7%/năm.

Điểm lại các lĩnh vực sản xuất, TS Trang Hiếu Dũng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch của Bộ NN&PTNT cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của ngành nông nghiệp năm 2008 đã đạt 16.475 triệu USD, vượt 52% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2010. Tốc độ phát triển của ngành trồng trọt đạt mức bình quân 4,29%/năm, trong khi chỉ tiêu đề ra là 2,7%/năm. Là lĩnh vực có nhiều biến động nhất nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2008 vẫn đạt 4,51 tỷ USD, bằng 90,2% mục tiêu đề ra trong năm 2010.            

 Đánh giá về sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam, bà Nieva T. Natural - Trưởng ban Kế hoạch của Bộ NN Phi-líp-pin nhận xét, không giống với các nước tiên tiến, Việt Nam không có nhiều những trang trại lớn mà sản xuất chủ yếu là các hộ gia đình nhưng đã thành công với một nền nông nghiệp và ngư nghiệp đang được hiện đại hóa, qua đó đã tạo nên một nền kinh tế nông thôn đa dạng, năng động, tiên tiến về kỹ thuật và mang tính cạnh tranh quốc tế cao.

 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bộc lộ nhiều hạn chế

 Theo nhận định của TS Trang Hiếu Dũng, mặc dù trong những năm qua ngành nông nghiệp đã đạt rất nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế và cần sớm khắc phục như cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, trong đó kinh tế nông thôn vẫn còn nặng về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm chưa đủ sức hút việc làm để tăng tốc chuyển dịch. Vì vậy, nông nghiệp vẫn còn chiếm 65% trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Điểm hạn chế của nông nghiệp nước ta là vẫn nặng về trồng trọt thu nhập chiếm 73%, trong khi chăn nuôi mới chỉ chiếm 27%. Năng suất, chất lượng, hiệu quả một số sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp thấp cũng là những yếu tố kìm hãm tốc độ phát triển. Hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản và vật tư nông nghiệp chậm hình thành vì vậy tình trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong nông sản đang là vấn đề lớn phải có biện pháp khắc phục sớm. Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp làm giảm hiệu quả sản xuất. Thời gian qua, tuy lĩnh vực thủy lợi được đầu tư lớn, nhưng hiệu quả sử dụng không cao, khâu quản lý còn yếu nên mới phát huy được khoảng 70% công suất thiết kế của các công trình thủy lợi hiện có. Đây cũng là yếu tố kìm hãm sản xuất nông nghiệp phát triển. Hiện nay, lĩnh vực nông thôn chưa có chuyển biến rõ nét, thu nhập của người dân thấp, đời sống một bộ phận nông dân chậm cải thiện, nhất là ở vùng miền núi, chênh lệch giàu nghèo gia tăng, yêu cầu việc làm ngày càng bức xúc. Bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động càng làm tăng thêm áp lực về việc làm cho lao động nông thôn, cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường thêm phức tạp mà các cấp chính quyền chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục…

 Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề đẩy mạnh xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp trong 5 năm (2011-2015) và đưa ra các giải pháp chủ yếu là tăng cường đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, củng cố nâng cấp hệ thống đê điều; đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp; tăng cường đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu... để nông nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững. Từ đó nâng cao chất lượng và cải thiện cơ bản điều kiện sống của dân cư nông thôn.

(Theo Quỳnh Dung // Hanoimoi Online)

  • Xuất khẩu nông sản VN: Chưa xứng với tiềm năng
  • Cải cách hành chính : Cần thay đổi nhận thức của công chức
  • Giá nguyên liệu tăng mạnh : Doanh nghiệp lỡ thời do đâu ?
  • Thu ngân sách giảm nếu vòng đàm phán Doha thất bại
  • Nâng hạng PCI của Hà Nội: Chuyện không dễ!
  • Dự báo khả năng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm và cả năm 2009
  • Việt Nam tụt hạng về mức độ thuận lợi kinh doanh
  • Bước tiến từ thực tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi