Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tạo sức bật cho kinh tế biên mậu

Mua bán tại Khu Thương mại Tịnh Biên.

Là tỉnh có đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài nên quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Campuchia qua các cửa khẩu tại An Giang là rất lớn. Với những tiềm năng sẵn có cùng những định hướng phát triển đúng đắn, kinh tế biên mậu đang được tỉnh An Giang khai thác hiệu quả và là cửa ngõ để đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài.

Những ngày đầu tháng 9, mặc dù nước lũ đã tràn đồng nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến sự mua bán tấp nập tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Khách trong nước, khách từ Vương quốc Campuchia tay xách, nách mang với nhiều món hàng không tính thuế. Ông Tuốch Sone, ở Tà Keo, cho biết: “Trước đây chúng tôi chỉ xài hàng Thái Lan, Trung Quốc nhưng đến người tiêu dùng Campuchia thì giá rất cao. Giờ có khu vực miễn thuế tại Tịnh Biên giúp chúng tôi mua được hàng rẻ, hàng Việt Nam chất lượng cao nên rất yên tâm”.

Đó là tâm trạng chung của những khách hàng đến mua sắm tại Khu Thương mại Tịnh Biên vừa được khánh thành vào ngày 23 tháng 8. Đây là khu thương mại công nghiệp và là khu phi thuế quan nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang. Toàn bộ khu vực có tổng diện tích 10ha, có 6 doanh nghiệp thuê mặt bằng đầu tư xây dựng siêu thị, gian hàng, kho hàng phục vụ hoạt động của doanh nghiệp và cho các doanh nghiệp khác thuê lại mặt bằng để kinh doanh. Khu thương mại này hiện có 43 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh và đã có 24 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đưa hàng vào mua bán, tổng doanh số bán ra đến nay đã trên 124 tỉ đồng với hơn 250.000 lượt khách đến tham quan mua sắm. Bình quân hàng ngày 1.500 lượt và doanh số đạt 1 tỉ đồng.

Khách tham quan du lịch trong và ngoài nước vào mua sắm tại đây được phép mua các loại hàng hóa nhập khẩu, được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) mang về nội địa với mức không quá 500.000 đồng/người/ngày. Ông Nguyễn Minh Trí, Trưởng BQL Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên, cho biết: “Với chính sách đặc thù bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch, khu vực của cửa khẩu Tịnh Biên đã nhanh chóng thu hút đầu tư và sớm trở thành khu kinh tế quan trọng của tỉnh không chỉ ở lĩnh vực thương mại mà còn thu hút khách du lịch đến tham quan mua sắm. Từ đó các dịch vụ phát triển, tạo ra nhiều việc làm cho cư dân vùng biên giới và tạo động lực để hình thành một đô thị sầm uất vùng biên giới. Đặc biệt, Khu Thương mại Tịnh Biên sẽ là nơi doanh nghiệp Việt Nam – Campuchia có thể gặp nhau, trao đổi, kết nối thiết lập quan hệ lâu dài mua bán hàng hóa, nhất là hàng Việt Nam chất lượng cao”.

Động lực từ Khu Thương mại Tịnh Biên đã mở ra một cơ hội mới cho kinh tế biên mậu An Giang, tỉnh có đường biên dài giáp Campuchia, với khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang (có diện tích 265km2) bao gồm 3 khu vực chính là khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương, cửa khẩu Khánh Bình và cửa khẩu Tịnh Biên. Ông Lâm Minh Chiếu, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: Đến nay đã có 25 nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang với số vốn đăng ký khoảng 1.600 tỉ đồng chủ yếu ở các lĩnh vực xây dựng siêu thị, kho bãi hàng hóa, chế biến hàng mỹ nghệ, nước giải khát, nông sản thực phẩm, chợ và khu dân cư”.

Theo báo cáo của BQL Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang, kim ngạch xuất khẩu qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia qua các cửa khẩu của An Giang đã tăng dần qua các năm. Nếu năm 2006, kim ngạch chỉ đạt 600 triệu USD thì 2 năm sau đã tăng lên 1,1 tỉ USD và chiếm khoảng 65-70% tổng kim ngạch chung trong xuất khẩu sang Campuchia của cả nước. Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang được Bộ Công thương xác định là một trong 9 khu kinh tế cửa khẩu được tập trung đầu tư phát triển của cả nước. Tháng 6-2009 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Chính phủ đã xác định vùng biên giới Việt Nam – Campuchia là vùng kinh tế động lực của cả nước về phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, phát triển thủy điện, thủy lợi quan trọng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của quốc gia, là đầu mối và cửa ngõ giao thông về đường bộ, đường thủy, đường hàng không quan trọng phía Tây và Tây Nam của Tổ quốc; đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại du lịch các nước tiểu vùng sông Mê Công và vùng biển Đông. Ông Lâm Minh Chiếu, cho biết thêm: “Tỉnh sẽ xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang trở thành vùng động lực, trung tâm liên kết kinh tế của các nước tiểu vùng sông Mê Công. Xây dựng thành một đô thị biên giới, khai thác có hiệu quả các điều kiện về địa lý, kinh tế văn hóa và quá trình giao lưu kinh tế quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tác dụng lan tỏa của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang đối với các nước tiểu vùng sông Mê Công. Tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh biên giới, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia, đặc biệt là quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia”.

(Theo Cần Thơ Online)

  • Quản lý sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi: Còn nhiều bất cập
  • Để chất xám thực sự được phát huy
  • Thị trường nhiều giá - Doanh nghiệp bị hành thế nào?
  • Vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội
  • Cải cách thủ tục hành chính: Ai cũng muốn nghe!
  • Khắc phục hạn chế khi hội nhập kinh tế quốc tế
  • “Gam màu” sáng từ cuối quý I/2010
  • Năm 2020, thu nhập của người sản xuất lúa gạo cao gấp 2,5 lần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi