Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ trưởng Tài chính: Chính phủ đặc biệt quan tâm đến doanh nghiệp

Chính phủ sẽ quan tâm nhiều đến tình hình khó khăn của doanh nghiệp năm 2013. Ảnh TL.

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nhận định, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tình hình kinh tế hiện nay.

Tại cuộc gặp gỡ đại diện báo chí ngày 28-1, ông Vương Đình Huệ, Bô trưởng Tài chính chứng minh nhận định trên bằng hai Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ ban hành đầu tháng 1 vừa qua.

“Chính phủ đã ban hành hai nghị quyết này từ những ngày đầu tiên. Đây là cách điều hành rất khẩn trương của Chính phủ”, ông nói.

Thành tích trên, theo ông Huệ, là tiến bộ hơn nhiều so với năm 2012, khi Chính phủ chỉ có thể ban hành Nghị quyết 13 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vào tháng 4, 3 tháng muộn hơn năm nay.

Nghị quyết 13, theo các nhà kinh tế, đã không giúp được nhiều cho doanh nghiệp trong năm rất khó khăn vì ban hành vừa chậm, và các biện pháp lại không mạnh mẽ và hiệu quả.

Năm 2012 ghi nhận số doanh nghiệp phá sản tăng đột biến, gần 52.000 doanh nghiệp, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chỉ trong tháng 1 năm nay, số doanh nghiệp phá sản đã cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới, theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.

Ông Huệ cho biết, năm 2013, ngành tài chính tiếp tục miễn, giảm giãn thuế trên qui mô lớn cho doanh nghiệp.

Ông cam kết: “Nếu tình hình sản xuất kinh doanh khả quan hơn, vấn đề thu ngân sách tốt hơn và mức độ khó khăn của doanh nghiệp đỡ hơn thì chúng ta có thể có những đề xuất tăng cường hỗ trợ hơn cho doanh nghiệp”.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Dự toán thu ngân sách Nhà nước cả năm 2012 ước đạt 742.380 tỉ đồng, đạt 100,3% dự toán.

Trong số đó, thu nội địa 459.480 tỉ đồng (gần 93% dự toán); Thu từ dầu thô đạt 144.400 tỉ đồng (166%); thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 131.500 tỉ đồng (hơn 85%); thu viện trợ đạt 7.000 tỉ đồng (140%).
Như vậy, bộ thừa nhận, ngoài số thu dầu thô, số thu viện trợ vượt so với dự toán; cả thu nội địa và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đều không đạt dự toán.

Lý do của tình trạng trên là vì tăng trưởng kinh tế thấp, hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc tạm dừng hoạt động, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, làm giảm nguồn thu của ngân sách Nhà nước...

Hơn nữa, một số mặt hàng có đóng góp số thu lớn cho ngân sách như ô tô, xe máy, hàng điện tử... sức tiêu thụ chậm do sức mua giảm. Bên cạnh đó, thị trường nhà đất trầm lắng kéo dài, việc triển khai đấu giá đất tại nhiều địa phương bị ảnh hưởng, thu ngân sách từ đấu giá tiền sử dụng đất đạt thấp so với dự toán và giảm mạnh so với năm 2011.

Bộ cho biết, dự toán chi ngân sách Nhà nước cả năm 2012 là 903.100 tỉ đồng, lũy kế cả năm ước đạt 905.250 tỉ đồng, đạt 100,2% dự toán.

Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 191.791 tỉ đồng (gần 107% dự toán); chi trả nợ và viện trợ ước đạt 100.000 tỉ đồng, bằng 100% dự toán; chi thường xuyên ước đạt 613.359 tỉ đồng (bằng 102%).

Tại buổi gặp mặt, ông Huệ cho biết năm 2012, trong điều kiện thu ngân sách chỉ tăng 0,3% nhưng tổng chi cho an sinh xã hội tăng trên 20%.

Cũng tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, năm 2013, ngành tài chính tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm.

Ngành phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thi chi ngân sách Nhà nước năm 2013 đã được Quốc hội quyết định. Theo đó, dự toán thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2013 là 816.000 tỉ đồng; tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước là 979.000 tỉ đồng; mức bội chi ngân sách Nhà nước là 162.000 tỉ đồng, tương đương 4,8% GDP.

(Theo Kinh tế SG)

  • Sản xuất công nghiệp gặp khó vì cầu tiêu dùng dịp Tết giảm
  • Giá dịch vụ y tế đẩy CPI tháng 1 tăng vọt
  • Sửa thuế TNDN: DN muốn giảm dưới 23%
  • Tài chính DNNN vẫn thiếu lành mạnh
  • Bộ Tài chính không cho tăng giá xăng dầu
  • Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
  • Đã có dự thảo khung pháp lý mới cho tập đoàn nhà nước
  • Bức tranh doanh nghiệp dưới góc độ thống kê
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi