Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các Bộ “kêu” thiếu vốn!

Tại “Hội nghị trực tuyến về đầu tư xây dựng toàn quốc” ngày 4/3 diễn ra tại Hà Nội, nhiều Bộ ngành đã “than” thiếu vốn…
 
Theo ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn năm 2010, Bộ NN&PTNN được cấp 3.186 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước và 4.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu chính phủ. Trong khi đó, theo tính toán nhu cầu về vốn của Bộ là khoảng 13.700 tỷ đồng. Như vậy, số vốn phân bổ này chỉ đạt khoảng hơn 53%.

Hiện tại Bộ này  đang khó khăn trong việc huy động vốn cho các dự án mang tính cấp bách như Dự án chống ngập tại TP.HCM hay các dự án về quy hoạch, xây dựng các vùng nguyên liệu nông nghiệp…

Vì vậy, ông Cao Đức Phát đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung thêm nguồn vốn cho Bộ hoặc bố trí ứng trước vốn của năm 2011.

Một khó khăn khác  được ông Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải cho biết là trong năm 2010 tình hình giải ngân nguồn vốn ODA được dự báo cao hơn năm 2009 gấp 3 lần, nghĩa là gần 20.000 tỷ đồng. Thế nhưng, hiện tại số vốn đối ứng cho các dự án ODA này chưa có. Với số vốn từ nguồn

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, năm 2010 Bộ Giáo dục và đào tạo được cấp ngân sách trong chương trình xây dựng nhà ở cho sinh viên là 2.000 tỷ đồng. Bộ sẽ phấn đấu trong 6 tháng đầu năm 2010 sẽ hoàn thành 80% kế hoạch 2010 và theo tính toán mỗi năm tới sẽ xin Chính phủ cấp thêm 1.500 tỷ đồng để đầu tư xây dựng.

Theo ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,  năm 2010, dự kiến khả năng huy động nguồn vốn  đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 791.000 tỷ đồng, tăng 12,3% so với 2009, bằng khoảng 41% GDP.

Theo tính toán, năm 2010, mức vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước sẽ chỉ chiếm khoảng 15,9%, vốn TPCP chiếm 7,1%, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước chiếm 7%, thấp hơn nhiều so với năm 2009. Các nguồn vốn khác từ xã hội sẽ khoảng 70%.

Vì vậy, trong kế  hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 các Bộ, Ngành cần chủ động  triển khai các cơ chế  huy động nguồn vốn đầu tư ngoài xã hội, bổ sung các cơ chế mới trong hình thức  đầu tư BOT (Xây dựng - Khai thác - Chuyển giao), BT  (Xây dựng - Chuyển giao), PPP (hợp tác nhà nước - tư nhân),… tổ chức lồng ghép và phối hợp các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sử dụng vốn nhà nước.

(Theo Hữu Tuấn // Báo đầu tư)

  • Các trường mới: Ba năm đầu không được quá 3.000 sinh viên
  • Hành trình lai dắt thành công đốt hầm 27.000 tấn
  • Cách tính tiền điện trong tháng thay đổi giá điện
  • Thách thức còn ở phía trước
  • Hậu cần cho dịch vụ công
  • "Dự án nhà máy Alumin Nhân Cơ có tính thí điểm"
  • Quy định chi tiết trách nhiệm bồi thường Nhà nước
  • Tập đoàn, TCT Nhà nước: 2010 phải đạt và vượt mức tăng trưởng 10%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi